fbpx

Lean Employer Branding – Một giải pháp tối ưu nguồn lực

Subscribe on LinkedIn

Trong bối cảnh thị trường đầy biến động, việc thích ứng với những thay đổi liên tục đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Các doanh nghiệp phải không ngừng điều chỉnh mục tiêu và chiến lược kinh doanh, và điều này cũng áp dụng cho việc phát triển và giữ chân nhân tài. Và họ đang đối mặt với thách thức kép: làm thế nào để duy trì, thậm chí là phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng trong khi ngân sách và nguồn lực ngày càng hạn chế? Riêng với những người làm trong lĩnh vực nhân sự, áp lực để chứng minh hiệu quả của các chiến lược Employer Branding trong ngắn hạn là một bài toán khó. Trước tình hình này, “Lean Employer Branding” không chỉ là phương pháp, mà còn là triết lý giúp các tổ chức thích nghi và duy trì Thương hiệu nhà tuyển dụng của mình trước thách thức.

Xem thêm: Tiết kiệm chi phí Employer Branding thông qua Career Site & Email MKT

Cách làm Employer Branding kinh điển có còn hiệu quả trong thời điểm hiện tại?

Quy trình triển khai Employer Branding theo theo lối tiếp cận thông thường cần tuân theo một cấu trúc bài bản và có hệ thống, bắt đầu từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, sau đó phát triển một chiến lược toàn diện, tiến hành triển khai chiến lược đó và cuối cùng là đánh giá những kết quả đạt được. Phương pháp này đã được hình thành và áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn.

Mỗi giai đoạn trong quá trình làm Employer Branding được thực hiện một cách tuần tự, với mỗi công đoạn tiếp nối nhau chặt chẽ. Điều này đồng nghĩa với việc, chỉ khi một giai đoạn hoàn tất, giai đoạn tiếp theo mới được triển khai. Và một khi đã tiến vào bước tiếp theo, việc quay trở lại để chỉnh sửa hoặc thay đổi quyết định không hề dễ dàng và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng.

Quy trình xây dựng Employer Branding thông thường

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng theo cách làm xưa nay đòi hỏi mọi yếu tố được xây dựng một cách cẩn thận và toàn diện, nhưng cũng đồng nghĩa với việc cần một khoảng thời gian dài hơn với những giai đoạn chính sau đây:

Đánh giá và Phân tích: Xác định mục tiêu và định hướng chiến lược dài hạn, bao gồm việc thu thập thông tin từ nhóm tập trung nội bộ, phỏng vấn quản lý và khảo sát, sau đó tạo ra báo cáo đánh giá toàn diện.

Phát triển EVP: Tập trung vào việc xác định và phát triển các thuộc tính độc đáo cho EVP, tiến hành kiểm tra chéo để đảm bảo thông điệp phản ánh chính xác giá trị của tổ chức.

Xem thêm: EVP là gì? Bí quyết tạo ra thỏi nam châm thu hút nhân tài

Thử nghiệm EVP: Thực hiện thử nghiệm các phát ngôn EVP ở các phòng ban và khu vực khác nhau, phát triển kế hoạch chiến lược truyền thông để đảm bảo thông điệp đạt được sự lan tỏa rộng rãi.

Truyền thông EVP: Triển khai các chiến dịch truyền thông ra bên ngoài, quản lý sự tham gia và truyền thông nội bộ, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ hóa trong toàn bộ quá trình.

Quản lý và Báo cáo KPI: Thiết lập cấu trúc báo cáo và theo dõi các chỉ số quan trọng, bao gồm cả nội bộ và bên ngoài, để đánh giá hiệu quả của chiến lược và nhận diện cơ hội cải thiện.

mô hình làm employer branding

Vì sao cách làm thông thường vẫn chiếm ưu thế khi làm Employer Branding trong dài hạn? 

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng theo tuần tự phát huy ưu điểm mạnh mẽ ở những tổ chức lớn và đa quốc gia có nhiều bên liên quan và chuẩn mực toàn cầu cần được đồng bộ hóa, hay ngành công nghiệp có yêu cầu tuân thủ quy định nghiêm ngặt. 

Tính chất chắc chắn và hệ thống hóa, kiểm soát chất lượng và sự phối hợp giữa các bên liên quan ngay từ giai đoạn đầu giúp đảm bảo rằng: mọi yếu tố của chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng được xây dựng bài bản, có kế hoạch và phù hợp với chiến lược tổng thể và tầm nhìn lâu dài của tổ chức. 

Một số thách thức khi thực hiện trong bối cảnh hiện tại

Mặc dù có những ưu điểm nhất định, nhưng khi công nghệ mới, thị trường và kỳ vọng của người đi làm không ngừng thay đổi, cách tiếp cận thông thường cũng có những hạn chế đáng kể, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đang muốn bắt đầu triển khai hoặc muốn điều chỉnh chiến lược Employer Branding một cách linh hoạt.

Mô hình này giả định rằng các yêu cầu có thể được xác định hoàn toàn và cố định ngay từ đầu mà không tính đến việc yêu cầu sẽ thường xuyên thay đổi theo thời gian. Việc dồn nhiều thời gian và nguồn lực vào giai đoạn nghiên cứu và lập kế hoạch (với tổng thời gian cho các giai đoạn trên cần ít nhất là 3 tháng) dường như không khả thi với những doanh nghiệp cần linh hoạt và nhanh chóng trong việc triển khai chiến lược thương hiệu.

Dựa trên kinh nghiệm thực hiện Employer Branding theo cách thức kinh điển cho các tập đoàn đa quốc gia, Talent Brand đã nghiên cứu và đúc rút lại một phương pháp phù hợp hơn cho các SME và Startup: Lean Employer Branding. Trong bối cảnh thị trường biến đổi liên tục đi đôi với những hạn chế về nguồn lực, đây không chỉ là sự lựa chọn tối ưu cho các tổ chức cần đổi mới liên tục mà còn là cơ hội để tối ưu hóa quy trình và tài nguyên một cách hiệu quả nhất.

Lean Employer Branding – một giải pháp tối ưu hóa nguồn lực trong năm 2024

Tìm hiểu Lean trong Branding

Đầu tiên, cùng bắt đầu với việc khám phá khái niệm Lean Branding để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận “Lean”. 

Trong quá trình xây dựng thương hiệu thông thường, người làm Branding sẽ nghiên cứu và rút ra những “insights” quan trọng, từ đó cố gắng xây dựng mọi thứ, từ logo, bảng màu, trải nghiệm, bản trình bày, đến tính cách, v.v., để lập kế hoạch và truyền thông ngay, bất chấp việc kiểm chứng hiệu quả thực sự của những yếu tố thương hiệu này. 

Nhưng Lean trong ngữ cảnh này chấp nhận việc không có một sản phẩm hoàn hảo khi mới ra mắt. Lean Branding chú trọng vào việc thấu hiểu và phản ứng linh hoạt với thị trường, cho phép sự thay đổi và phát triển dựa trên phản hồi thực tế, thay vì cố gắng tạo ra một hình ảnh hoàn hảo ngay từ đầu. 

Hãy cùng xem xét trường hợp của Netflix với chiến lược sản xuất nội dung – một ví dụ thành công điển hình khi ứng dụng mô hình Lean ngay trong ngành công nghiệp giải trí toàn cầu. 

Thay vì tuân theo một kế hoạch đã được định sẵn, Netflix chủ trương sử dụng một quy trình sản xuất dễ dàng thay đổi và điều chỉnh. Công ty nhanh chóng thích ứng với sự biến đổi của thị trường và sở thích khán giả, cứ thế lặp lại và điều chỉnh nội dung một cách kịp thời. Điều này được thể hiện rõ qua việc Netflix nhanh chóng phê duyệt series “Stranger Things” sau khi nhận thấy sự thành công của các bộ phim mang hơi hướng hoài cổ như “Super 8.”
Ngoài ra, để tối ưu hóa hiệu quả và giảm chi phí, Netflix cũng áp dụng chiến lược thuê ngoài và hợp tác với các công ty sản xuất bên ngoài và phòng thu độc lập. Netflix có thể tận dụng kỹ năng và nguồn lực của họ mà vẫn duy trì một đội ngũ nội bộ tinh gọn. Một ví dụ cụ thể cho điều này là mối quan hệ hợp tác giữa Netflix và công ty sản xuất Anh Left Bank Pictures, dẫn đến sự ra đời của “The Crown” – một series gây nhiều tiếng vang.

Vì sao nên áp dụng Lean trong xây dựng Employer Branding?

Khi lần đầu bắt tay vào việc xây dựng Employer Branding, thách thức đầu tiên mà nhiều tổ chức gặp phải là tình trạng thiếu dữ liệu cụ thể: không biết nên bắt đầu từ đâu, cùng với cảm giác ngập tràn trong biển thông tin cần phân tích. Phương pháp Lean giúp giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả: thay vì dành quá nhiều thời gian và nguồn lực vào việc lập kế hoạch chi tiết và phân tích từng yếu tố của thương hiệu tuyển dụng, các tổ chức có thể nhanh chóng triển khai các thử nghiệm, thu thập và phân tích phản hồi từ thực tế.

Qua việc liên tục xây dựng, thử nghiệm và điều chỉnh, Lean Employer Branding cho phép tổ chức đạt được kết quả trong thời gian ngắn hơn. Điều này không chỉ giúp tránh lãng phí thời gian và nguồn lực, đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu và kỳ vọng của nhân tài mà còn tạo điều kiện cho việc thu thập dữ liệu quan trọng trong thời gian sớm nhất. Các số liệu và dữ liệu thu được sẽ trở thành những “con số biết nói”, cung cấp bằng chứng thuyết phục cho những người lãnh đạo cấp cao về giá trị thực sự mà Employer Branding mang lại cho tổ chức.

Các giai đoạn của mô hình Lean Employer Branding 

Khi áp dụng phương pháp Lean, người làm nhân sự chỉ mất khoảng 1,5 tháng để bắt đầu triển khai chiến lược Employer Branding, một thời gian ngắn hơn đáng kể so với các phương pháp thông thường. Thời gian rút ngắn không có nghĩa là quy trình không đủ bài bản, ngược lại, điều này khuyến khích sự chủ động và trao quyền cho nhân sự tham gia, cho phép họ linh hoạt trong việc đưa ra quyết định mà không cần phải trình duyệt qua nhiều cấp bậc theo quy trình từ trên xuống. 

Giai đoạn 1: Tổng hợp Insight

Thay vì dành hàng tháng trời để nghiên cứu và phân tích, Lean Employer Branding chú trọng vào việc tổng hợp insight nhanh chóng. Tổ chức có thể tiến hành các khảo sát và phỏng vấn ngắn gọn nhưng chất lượng cao với nhân viên và các bên liên quan. Hoặc tận dụng dữ liệu sẵn có từ các nghiên cứu thị trường, phản hồi trên mạng xã hội, hoặc các báo cáo nội bộ để nhanh chóng nhận ra xu hướng và nhận thức hiện tại. 

Xem thêm: Talent Research: 7 bước thực hiện thành công Nghiên cứu Nhân tài

Qua đó, tổ chức sẽ tổng hợp được một số insights như:

1. Vị thế của tổ chức với vai trò là nhà tuyển dụng: Thương hiệu nhà tuyển dụng đang được định vị trên thị trường như thế nào? Điểm khác biệt khi so sánh với đối thủ cạnh tranh?

2. Nhận thức của nhân viên về tổ chức với vai trò là nhà tuyển dụng: Nhân viên hiện tại, nội bộ nhìn nhận về tổ chức như thế nào?

3. Sự nhận thức và kỳ vọng của nhân tài mục tiêu đối với nhà tuyển dụng: Nhóm nhân tài mục tiêu đang mong đợi gì ở nhà tuyển dụng? Chiến lược nào sẽ hiệu quả với họ?

4. Phân tích đối thủ cạnh tranh: Họ đã làm như thế nào?

5.Phương pháp tốt nhất trên thị trường: Xu hướng, phương pháp nào đang hiện hành? Áp dụng như thế nào vào chiến lược của mình?

Giai đoạn 2: Thử nghiệm EVP đầu tiên và chuẩn bị tài liệu truyền thông

Ở giai đoạn này, thay vì chờ đợi một chiến lược hoàn chỉnh, các tổ chức sẽ phát triển và thử nghiệm ngay các phiên bản đầu tiên của EVP (Employee Value Proposition) và các chất liệu truyền thông (EVP tagline, hình ảnh chủ đạo và các yếu tố thiết kế). Điều này giúp xác định nhanh chóng những gì hoạt động tốt và gì không, cho phép điều chỉnh sớm dựa trên phản hồi thực tế, thay vì đầu tư vào một chiến lược mà chưa biết hiệu quả thực sự.

Giai đoạn 3: Ra mắt và Thử nghiệm

Triển khai thực tế: Chính thức truyền thông các phiên bản EVP, video về Thương hiệu Nhà tuyển dụng (tùy chọn) trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Điều này cho phép tổ chức kiểm tra tính hiệu quả và phản ứng của nhân viên cũng như thị trường đối với các yếu tố mới của thương hiệu nhà tuyển dụng.

Thu thập dữ liệu và phản hồi: từ nhân viên và các bên liên quan khác, bao gồm việc theo dõi các chỉ số hiệu suất, như mức độ tương tác, phản hồi từ khảo sát, và các bình luận trên các kênh truyền thông.

cách làm lean employer branding

Giai đoạn 4: Phản hồi và điều chỉnh

Phân tích và điều chỉnh: Dựa trên phản hồi thu thập được, tổ chức sẽ phân tích và đưa ra các điều chỉnh cần thiết, bao gồm: cập nhật thông điệp EVP, thay đổi cách tiếp cận trong truyền thông, hoặc điều chỉnh chiến lược tuyển dụng.

Lưu ý rằng giai đoạn 3 và 4 có thể và nên được lặp đi lặp lại nhiều lần dựa trên phản hồi và kết quả thực tế thu được để đảm bảo rằng thương hiệu nhà tuyển dụng luôn phù hợp và phản ánh đúng những thay đổi trong môi trường và thị trường lao động.

Xem thêm: Checklist của một chiến lược Thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả

Giai đoạn 5: Đánh giá và tối ưu hóa (Liên tục thảo luận)

Đây là một quá trình đánh giá toàn diện, không chỉ dựa trên dữ liệu và số liệu, mà còn dựa trên sự thảo luận, đối thoại và lắng nghe từ các bên liên quan thông qua việc thực hiện các nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu từ các cá nhân, thảo luận nhóm để thu thập ý kiến từ nhiều người) hoặc các nghiên cứu định lượng (phỏng vấn trực tiếp, khảo sát trực tuyến). 

Tổng kết

Giữa thị trường không ngừng biến động, việc xây dựng Employer Branding không chỉ là một chiến lược mà còn là bước chuẩn bị quan trọng để giữ chân và phát triển nguồn nhân tài để chuẩn bị cho các kế hoạch và mục tiêu chung của tổ chức. Với khả năng triển khai trong vòng chỉ 1,5 tháng, Lean Employer Branding là một giải pháp linh hoạt, đem lại những kết quả cụ thể và tối ưu thời gian cùng nguồn lực cho những doanh nghiệp mới bắt đầu xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phương pháp thông thường đã không còn hiệu quả. Sự lựa chọn giữa Lean hay cách làm cổ điển phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, mục tiêu và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng và có thể phù hợp với những yêu cầu khác nhau của các tổ chức.

Dù bạn chọn hướng đi nào, Talent Brand luôn sẵn sàng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có đủ năng lực để tư vấn và hỗ trợ triển khai chiến lược Employer Branding một cách bài bản và hiệu quả. Theo dõi thêm các bài viết tiếp theo để tìm hiểu cách ứng dụng Lean vào quy trình xây dựng Employer Branding nhé!

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC

Employer Branding Academy

Xây dựng nền tảng kiến thức hoàn chỉnh về Employer Branding