Recruitment Marketing (Tiếp thị tuyển dụng) là cách doanh nghiệp triển khai các chiến lược tìm kiếm, thu hút và tương tác với người tìm việc để tuyển chọn những ứng viên tiềm năng & chất lượng nhất.
Nhiều doanh nghiệp xem đây là hoạt động đầu tiên trong đầu phễu tuyển dụng. Tuy nhiên trên thực tế, Recruitment Marketing là hoạt động diễn ra trước cả khi ứng viên ứng tuyển.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 cách hiện thực hóa môi trường D&I cho doanh nghiệp
- Tầm quan trọng của thiết kế trong Employer Branding
- Case Study: Cách Netflix làm Employer Branding trong bối cảnh biến động
Thay vì chỉ tập trung vào những ứng viên đã nộp đơn, giờ đây chúng ta cần phải suy nghĩ rộng hơn đến bất kỳ ai quan tâm đến Thương hiệu Nhà tuyển dụng hoặc cơ hội nghề nghiệp của doanh nghiệp. Và nhiệm vụ của Recruitment Marketing là tiếp cận nhân tài từ đầu phễu tuyển dụng thông qua các chiến thuật cụ thể.
Cụ thể trong biểu đồ trên, Recruitment Marketing sẽ diễn ra chủ yếu thông qua ba phân đoạn đầu tiên:
- Nhận thức (Awareness): Tăng cường độ nhận diện thương hiệu để những người tìm việc tiềm năng biết bạn là ai và bạn đang làm gì.
- Quan tâm (Interest): Sau khi thu hút được sự chú ý của ứng viên, trong giai đoạn này, người tìm việc sẽ dùng nhiều cách để tìm hiểu thêm về bạn.
- Cân nhắc (Consideration): Người tìm việc đã sẵn sàng ứng tuyển. Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ?
Mỗi tổ chức đều có những thách thức riêng cần giải quyết, nhưng nhìn chung, 7 yếu tố chiến lược cho mọi nỗ lực Recruitment Marketing bao gồm:
Thương hiệu Nhà tuyển dụng
Trước khi nghĩ đến bất kỳ một điều gì khác, hãy đảm bảo Thương hiệu Nhà dụng của bạn được thiết lập rõ ràng và phản ánh chính xác về doanh nghiệp. Đã có rất nhiều bài viết về định vị Thương hiệu Nhà tuyển dụng, bí quyết làm Employer Branding, … được chia sẻ nên bài viết hôm nay sẽ không đi vào chi tiết cách tối ưu yếu tố này như thế nào.
Tuy nhiên, có 2 điểm cần đặc biệt lưu ý:
- Đảm bảo Thương hiệu Nhà tuyển dụng phù hợp với định hướng của tổ chức, phản ánh đúng những gì đang hiện hữu tại doanh nghiệp, và đáp ứng mong đợi của nhóm nhân tài mục tiêu.
- Đừng bỏ qua thành viên hiện tại của bạn trong các nỗ lực truyền thông. Hãy tăng sự gắn kết của nhân viên thông qua quá trình hiện thực hóa các giá trị EVP cũng như hỗ trợ thúc đẩy Employee Referrals (Giới thiệu Ứng viên) sau đó.
Chân dung ứng viên mục tiêu
Thành phần tiếp theo không thể thiếu chính là phân khúc nhóm ứng viên mục tiêu. Bạn có nhiều vai trò đang mở tuyển và một nhân viên văn phòng sẽ khác một nhân viên bán thời gian tại cửa hàng.
Hãy tìm hiểu về các nhóm ứng viên này: Họ là ai, các đặc điểm nhân khẩu học, động lực của họ là gì, và họ đang tìm kiếm một nơi làm việc như thế nào. Sau đó xây dựng chân dung ứng viên mục tiêu phù hợp cho tổ chức của bạn.
Trang web tuyển dụng
Trang web tuyển dụng của doanh nghiệp vẫn là một trong những kênh Recruitment Marketing trực tiếp. Những người tìm việc dành 1-4 giờ để nghiên cứu về một công ty và 65% trong số họ nhận thấy trang web nghề nghiệp là nguồn hữu ích nhất (theo Talent Board).
Vì lý do trên, đảm bảo trang web của bạn cung cấp mọi thông tin mà ứng viên đang và sẽ tìm kiếm với giao diện linh hoạt chuyển đổi cho mọi thiết bị.
Ngoài ra, bạn cũng cần đánh giá lại trang web của mình để xác định những quan tâm thực sự của nhân tài đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn như, chỉ có 1% người tìm việc truy cập vào trang FAQ – hãy cân nhắc loại bỏ trang này hoặc xem xét lại bộ câu hỏi của bạn.
Xem thêm: Làm Employer Branding qua Website & Email MKT
Content Marketing
Với giá trị EVP cốt lõi và hồ sơ ứng viên mục tiêu, giờ đây bạn đã có nền tảng để xây dựng chiến lược truyền thông nội dung cho doanh nghiệp của mình.
Những phương thức truyền tải nội dung cơ bản đến ứng viên bao gồm bảng tin tuyển dụng, mô tả công việc, nội dung trên mạng xã hội (Facebook, LinkedIn, …), phỏng vấn nhân viên hoặc quảng cáo sáng tạo.
Bất kể dưới hình thức nào đi nữa, hãy đảm bảo nội dung và hình ảnh thiết kế của doanh nghiệp có tính nhất quán và đồng bộ xuyên suốt chiến dịch tuyển dụng.
Đối với một HR chuyên trách sáng tạo nội dung thì cách “múa phím” như thế nào cho phù hợp với từng loại bài viết (job posting, thông báo nội bộ, bài truyền thông trên MXH,…), xác định văn phong, ngữ cảnh, và chắt lọc câu từ sao cho lôi cuốn ứng viên là một kỹ năng rất cần thiết. Tham gia ngay khóa học Content Writing for HR Professionals để nâng cấp kỹ năng sáng tạo nội dung trong lĩnh vực nhân sự nhé!
Xem thêm: Employer Branding qua Social Media – Kênh nào sẽ phù hợp cho content của bạn?
Digital Advertising
Thường xuyên đánh giá – phân tích cách mà doanh nghiệp khác đang đầu tư cho quảng cáo sẽ giúp bộ phận HR đưa ra ngân sách và chiến lược Digital Advertising tối ưu hơn.
Cần nhớ rằng, cách làm này đòi hỏi nội dung – hình ảnh trực quan, sinh động và có thể tạo được sự chú ý ngay lập tức tới nhóm ứng viên trên diện rộng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không muốn người xem bỏ qua hình ảnh Thương hiệu Nhà tuyển dụng của mình, yếu tố này cần được kết hợp với Content Marketing một cách chỉnh chu trước khi chi trả cho quảng cáo.
Social Recruiting
Haley Marketing Group (HMG) nhấn mạnh rằng social recruiting (tuyển dụng trên mạng xã hội) không chỉ đơn giản là đăng job lên Facebook hay LinkedIn. Thay vào đó, social recruiting là “sử dụng các công cụ – kênh xã hội để thu hút và nuôi dưỡng mối quan hệ với cả người tìm việc chủ động và thụ động”.
Theo đó, thông điệp và loại nội dung cho người tìm việc chủ động và thụ động là rất khác nhau. Ví dụ như:
Những người tìm việc chủ động có thể quan tâm đến các cơ hội việc làm rộng mở, thông tin về tổ chức, các mẹo chỉnh sửa CV, thư xin việc cũng như đánh giá của công ty. Ngược lại, những người tìm việc thụ động có thể quan tâm đến những nội dung hữu ích có thể giúp họ trong vai trò công việc hiện tại.
Kênh chăm sóc ứng viên
Có rất nhiều tên gọi dễ hiểu hơn cho yếu tố này, chẳng hạn như: Cộng đồng Management Trainee, nhóm đào tạo nhân tài, các nhóm tuyển dụng trên Facebook, …
Trên thực tế, chỉ có 10% ứng viên truy cập trang web tuyển dụng thực sự hoàn thành đơn ứng tuyển, do đó bạn đang mất khoảng 90% ứng viên tiềm năng của mình. Và các kênh dẫn dắt ứng viên cho phép bạn tương tác trở lại với họ cũng như đăng tải những mẫu đơn ứng tuyển thuận tiện – phù hợp hơn cho từng đối tượng khác nhau.
Tạm kết
Tất cả những yếu tố trên đây đều là phần quan trọng trong quá trình phát triển chiến lược Recruitment Marketing hiệu quả, tuy nhiên không phải tất cả sẽ phải có ngay trong dự án đầu tiên bạn thực hiện.
Vậy tùy vào từng doanh nghiệp, trong từng bối cảnh và chiến dịch cụ thể, bạn nên bao hàm những yếu tố gì và tích hợp các phương thức đa kênh như thế nào cho hiệu quả? Tham gia ngay khóa học Integrated Recruitment Marketing được tổ chức độc quyền bởi Talent Brand để có cái nhìn chuyên sâu, tính thực tiễn cao về Tiếp thị tuyển dụng phức hợp giúp bạn tự tin triển khai các chiến dịch tuyển dụng hiệu quả.
Với sự dẫn dắt của Anh Thắng Huỳnh – Founder & General Director Talent Brand, nhà tư vấn và triển khai dự án Employer Branding và Tiếp thị Tuyển dụng cho hơn 60 doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực cùng kinh nghiệm xây dựng và giảng dạy +60 khóa học khác nhau cho hơn 1000 học viên cả nước, khóa đào tạo hướng đến những mục tiêu sau:
- Trang bị kiến thức nền tảng về Tiếp thị Tuyển dụng
- Xác định những chất liệu và tiền đề cần thiết để triển khai Tiếp thị Tuyển dụng hiệu quả
- Xây dựng thông điệp truyền thông chủ đạo cho toàn bộ kế hoạch tuyển dụng
- Cập nhật phương pháp triển khai thực tế và gợi ý tối ưu trên các kênh tuyển dụng thông thường.
Nguồn: Theo Adam Glassman – TheUnderCoverRecruiter.com
Chuyển thể: Trường Thanh – Talent Brand Vietnam
Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc tham gia cộng đồng Employer Branding để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.
Bạn cũng có thể tìm hiểu về khóa học Employer Branding 101 qua link sau: https://talentbrand.vn/employer-branding-training/
Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.