Ở bài viết trước “Hỏi xoáy đáp xoay” chuyên gia (phần 3): Giải mã xu hướng số hóa trải nghiệm ứng viên, các chuyên gia nhân sự từ Talent Brand và TalearnX đã chia sẻ những gợi ý hữu ích về tuyển dụng sau đại dịch và số hóa trải nghiệm ứng viên.
Bài viết sau đây sẽ “mách nước” cho doanh nghiệp những hướng đi đúng đắn trong triển khai số hóa, nhằm khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp giữa công nghệ và con người, đem đến trải nghiệm ứng viên tích hợp, tối ưu Thương hiệu nhà tuyển dụng.
Có thể bạn quan tâm
- “Hỏi xoáy đáp xoay” chuyên gia (phần 3): Giải mã xu hướng số hóa trải nghiệm ứng viên
- Data-driven Employer Branding: Hãy để dữ liệu lên tiếng!
- Giải pháp 4.0 nâng cao trải nghiệm làm việc từ xa cho nhân viên
Vai trò của số hóa trải nghiệm ứng viên
Khi được hỏi về lý do doanh nghiệp cần phải ưu tiên số hóa trải nghiệm, Anh Long Phạm có những chia sẻ như sau:
Số hóa trải nghiệm ứng viên sẽ giúp phòng nhân sự giải quyết ba vấn đề:
Thứ nhất, cung cấp môi trường thân thiện với ứng viên trẻ thì sẽ dễ thuyết phục họ hơn.
Thứ hai, tối ưu những công việc thủ công để phòng nhân sự dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc các ứng viên tiềm năng.
Thứ ba, cung cấp dữ liệu cho doanh nghiệp để có cái nhìn chính xác nhất về sức khỏe của bộ máy tuyển dụng hiện tại.
Sức mạnh tổng hợp giữa yếu tố con người và công nghệ khi số hóa trải nghiệm của ứng viên
Ta thấy số hóa trải nghiệm ứng viên là việc vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp sau đại dịch. Tuy nhiên để cân bằng hai yếu tố công nghệ và con người là một điều không hề dễ dàng. Chia sẻ về vấn đề này, Anh Thắng Huỳnh đã gợi ý một số giải pháp hữu ích:
Cá nhân hóa trải nghiệm ứng viên
Việc cá nhân hóa thể hiện ngay từ trong các thư mời nhận việc hay thư mời phỏng vấn. Nhà Tuyển dụng không nên gọi ứng viên bằng các danh từ chung và phổ quát như: Ứng viên thân mến, Kính gửi Ứng viên tiềm năng… vì điều này sẽ làm thiếu đi tính cá nhân. Thay vào đó chúng ta có thể gọi tên nhau như: Thân gửi Anh (Chị) Nguyễn A. Việc làm này tuy nhỏ nhưng hiệu quả trong việc nâng cao trải nghiệm ứng viên. Ngoài ra, thông tin về kênh kết nối ứng viên với doanh nghiệp, trải nghiệm trong lần tương tác gần nhất với ứng viên…đều vô cùng cần thiết để nhà tuyển dụng kế thừa và ứng dụng để nâng cao tính cá nhân hóa trong hành trình tuyển dụng của ứng viên.
Lồng ghép thông điệp thương hiệu nhà tuyển dụng và cảm xúc trong những dấu mốc gặp gỡ ứng viên
Thông điệp được hiểu là những gì doanh nghiệp muốn nói với người đi làm về môi trường làm việc của mình. Cảm xúc chính là những gì doanh nghiệp có khả năng đem đến cho ứng viên và mong muốn chính ứng viên thể hiện qua các điểm chạm cụ thể. Quy trình trải nghiệm của ứng viên không chỉ bắt đầu từ khí họ ứng tuyển mà nó hình thành từ khi khi ứng viên biết đến doanh nghiệp qua một nguồn thông tin bất kỳ. Những thông điệp trong suốt quá trình tương tác giữa ứng viên và doanh nghiệp này cần được đồng bộ và xuyên suốt.
Trong hoàn cảnh hiện tại việc thấu hiểu và thông cảm từ doanh nghiệp là hết sức cần thiết vì những tình huống bất khả kháng có thể xảy đến với ứng viên bất cứ lúc nào như: phải hủy phỏng vấn đột xuất vì test Covid hay tiêm Vaccine… Lúc này, doanh nghiệp sẽ đứng trước chọn lựa trở thành thương hiệu nhà tuyển dụng thân thiện, thấu hiểu ứng viên hay một doanh nghiệp lạnh lùng, chỉ chạy đua chỉ tiêu tuyển dụng.
Trao quyền cho ứng viên quyết định trải nghiệm của họ
Doanh nghiệp hãy cho ứng viên quyền được lựa chọn trong một số vấn đề như: thời điểm phỏng vấn, hình thức phỏng vấn phù hợp với họ, nội dung phỏng vấn giúp họ có thể thoải mái chia sẻ v.v…
Triển khai số hóa trải nghiệm ứng viên
Từ góc độ của một đối tác tư vấn, Anh Thắng Huỳnh gợi ý nhà tuyển dụng tiến hành 4 bước như sau:
Bước 1: Ghi nhận lại hành trình hiện tại của ứng viên
Cụ thể doanh nghiệp cần xác định với mỗi một điểm chạm trên hành trình ứng viên, chúng ta sẽ gặp nhau ở đâu, ứng viên tiếp nhận thông tin gì và họ có cảm xúc ra sao. Từ đó, doanh nghiệp tiến hành khảo sát ứng viên để xác định kết quả cuối cùng rút ra được sau những điểm chạm này.
Bước 2: Thiết kế trải nghiệm kỳ vọng
Dựa trên hành trình hiện tại và những phản hồi từ người đi làm thì doanh nghiệp cần xác định những trải nghiệm kỳ vọng họ mong muốn đem đến cho ứng viên. Chuỗi kỳ vọng đó chính là thông tin, cảm xúc và gọi tên trải nghiệm qua những đặc điểm cụ thể.
Bước 3: Phân bổ nhân sự và công cụ
Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực và sẵn sàng về thời điểm để đầu tư cho mọi trải nghiệm hoàn hảo. Trong từng điểm chạm, doanh nghiệp cần xác định được nhân sự đảm nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của họ, kênh sử dụng cũng như hình thức thực hiện công việc. Điều này yêu cầu sự thống nhất trong bộ phận tuyển dụng cũng như rõ ràng về công cụ mà doanh nghiệp sử dụng.
Bước 4: Lồng ghép thông điệp và cảm xúc vào trong từng điểm chạm
Sai lầm nhiều doanh nghiệp thường mắc phải đó là để cho từng điểm chạm được phụ trách bởi những nhân sự khác nhau, khiến cho ứng viên không có cái nhìn nhất quán về thông điệp nhà tuyển dụng muốn truyền tải. Để tạo nên sự thống nhất này, từng câu chữ, màu sắc thiết kế đều đáng được quan tâm và chú trọng chăm chút tại từng điểm chạm.
Case study về doanh nghiệp ứng dụng số hóa trải nghiệm ứng viên thành công
Về những ứng dụng thành công số hóa trải nghiệm ứng viên của các doanh nghiệp, Anh Long Phạm giới thiệu một số công cụ công nghệ hữu ích và những nhận xét, lưu ý liên quan:
Một chuyên trang tuyển dụng tốt là một bước đệm thiết yếu để bắt đầu quá trình số hóa trải nghiệm ứng viên thành công của doanh nghiệp. Sau đó hành trình ứng viên có thể sẽ rẽ nhánh đa dạng qua các kênh khác nhau như: Facebook, LinkedIn,… Vì vậy doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo được chất lượng hiển thị thương hiệu nhà Tuyển dụng của doanh nghiệp trên các nền tảng này. Ngoài ra hệ thống ATS có thể giúp doanh nghiệp tự động hóa một số khâu như: tự động gửi email, v.v…
Nhiều doanh nghiệp ngày nay cũng vận dụng chatbot trong việc phản hồi đến ứng viên theo kịch bản đã được thiết lập từ trước. Tuy nhiên một trong những điểm bất lợi của chatbot là đánh mất tính cá nhân hóa trong trải nghiệm ứng viên. Và một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể nhắc đến Conversational AI, một ứng dụng được cải thiện, nâng cấp từ chatbot.
Theo thời gian AI có thể tự học và biết được cách trả lời ứng viên như thế nào là phù hợp nhất giúp đem lại trải nghiệm ngày càng tích cực thực cho ứng viên. Công nghệ Conversational AI này còn tích hợp chức năng đặt lịch hẹn với ứng viên và các nhà quản lý bộ phận liên quan. Ngoài ra ra công nghệ này còn kết nối được với các nền tảng giao tiếp với ứng viên, chủ động tư vấn và chia sẻ với họ. Như một người trợ lý ảo, AI sẽ liên tục cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến công ty đến ứng viên trong suốt hành trình tuyển dụng. Từ đó, công nghệ này cho phép doanh nghiệp có thể chăm sóc ứng viên liên tục 24/7 và hiệu quả hơn. Công nghệ này đã được ứng dụng phổ biến cho các ngân hàng và các tập đoàn lớn như: Unilever, Pepsi,…
Tổng hợp: Hồng Duyên – Talent Brand Vietnam
Talent Brand là đơn vị tiên phong tư vấn và triển khai Employer Branding tại Vietnam với kinh nghiệm hỗ trợ thu hút và gắn kết nhân tài cho nhiều doanh nghiệp từ hơn 20 lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Mọi nhu cầu liên quan đến Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding), Tiếp thị Tuyển dụng (Recruitment Marketing), hoặc sản xuất các ấn phẩm sáng tạo, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.