fbpx

Deal mừng sinh nhật | Tặng mã giảm giá 25% tất cả khóa học (tối đa 300k)

4 cách làm Recruitment Marketing ngành đặc thù, đòi hỏi chuyên môn cao

Subscribe on LinkedIn

Tuyển dụng những ngành đặc thù như Y, Dược, Hàng không, Năng lượng … luôn là thách thức hàng đầu mà các nhà tuyển dụng phải đối diện vì đây là những ngành có yêu cầu chuyên môn cao, đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức sâu rộng, mà không phải ai cũng đáp ứng được. Do đó, doanh nghiệp sẽ khó tìm được ứng viên cho những vị trí này, và phải cạnh tranh quyết liệt với đối thủ để chiêu mộ nhân tài. Điều này dẫn đến những tác động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, chi phí tuyển dụng và uy tín của doanh nghiệp.

Thay vì hy vọng một cách thụ động rằng sẽ có ứng viên phù hợp tìm tới, nhiều nhà tuyển dụng chọn Recruitment Marketing, một sự kết hợp giữa Marketing và Tuyển dụng, để thu hút, tương tác và chuyển đổi ứng viên tiềm năng thành ứng viên ứng tuyển. Recruitment Marketing sẽ giúp xây dựng Employer Branding (thương hiệu nhà tuyển dụng), tăng khả năng tiếp cận và thu hút ứng viên, cải thiện trải nghiệm ứng viên và giảm chi phí tuyển dụng.

Xem thêm: Ebook Cẩm nang Recruitment Marketing hoàn toàn miễn phí

Talent Brand sẽ chia sẻ với bạn 4 ý tưởng làm Recruitment Marketing hiệu quả để nổi bật và thu hút ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn trong bài viết này.

Recruitment Marketing ngành đặc thù cần tạo cộng đồng để kết nối nhân tài

Một trong những khó khăn khi tuyển dụng ngành đặc thù là ứng viên thường rải rác, không biết đến doanh nghiệp hay những vị trí đang mở tuyển hoặc họ không có nhu cầu thay đổi công việc. Vì vậy cần có một kênh để “nhóm” họ lại, tạo ra một cộng đồng chung quanh ngành đặc thù mà doanh nghiệp đang làm và có nhu cầu tuyển dụng. 

Ví dụ đối với ngành Blockchain, bên cạnh một số công cụ phổ biến như Facebook Group, LinkedIn Group thì Reddit, Telegram Channel, Discord Server  cũng là lựa chọn phù hợp với đối tượng ứng viên có nhu cầu và đam mê với Blockchain. Những kênh này cho phép bạn tạo ra một không gian trao đổi, học hỏi và chia sẻ về những chủ đề liên quan. Bạn cũng có thể tạo ra những sự kiện, cuộc thi, … để thu hút và kích hoạt sự quan tâm của ứng viên.

Xem thêm: 5 phương thức Employer Branding chinh phục nhân tài ngành IT

Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ tạo ra một mối quan hệ gần gũi và tin tưởng với ứng viên, đồng thời khéo léo giới thiệu về doanh nghiệp một cách tự nhiên và thân thiện. Trong cộng đồng này, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận được những ứng viên passive (những người không tích cực tìm kiếm việc làm) hoặc những người có tiềm năng nhưng chưa biết đến thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn. Khi có nhu cầu tuyển dụng, bạn chỉ cần đăng bài tuyển dụng trên cộng đồng của bạn, hoặc gửi tin nhắn trực tiếp đến những ứng viên mà bạn quan tâm, bạn sẽ có được một lượng ứng viên chất lượng và phù hợp với vị trí của bạn.

Thực hiện Inbound Recruitment Marketing

Inbound Recruitment là một chiến lược Recruitment Marketing dựa trên nguyên tắc của Inbound Marketing, là thu hút ứng viên bằng cách cung cấp cho họ những nội dung giá trị, hữu ích và phù hợp với nhu cầu của họ thay vì chỉ tìm kiếm ứng viên bằng các bài đăng tuyển dụng trực tiếp. 

Xem thêm: Inbound Recruiting & 10 lời khuyên cho doanh nghiệp

Để thực hiện Inbound Recruitment, bạn cần tạo ra một quy trình tuyển dụng có ba giai đoạn: Attract (Thu hút), Convert (Chuyển đổi), Engage (Tương tác).

Attract: Hãy tạo ra những nội dung liên quan đến ngành đặc thù dưới các dạng như blog, video, podcast, ebook, webinar… để thu hút sự chú ý của ứng viên tiềm năng. Những nội dung hữu ích này giúp ứng viên học hỏi từ kinh nghiệm thực tế và cập nhật kiến thức mới nhất về doanh nghiệp và văn hóa làm việc của bạn. Bạn có thể phân phối những nội dung này qua các kênh như website, mạng xã hội, email marketing và SEO.

Convert: Sau khi thu hút được sự chú ý của ứng viên, bạn sẽ chuyển đổi họ thành lead (ứng viên tiềm năng) bằng cách thu thập thông tin liên lạc của họ. Một số công cụ như landing page, form, chatbot hoặc tặng ebook, voucher, tham gia webinar để thu thập thông tin như email, số điện thoại, CV của ứng viên.

Engage: Sau khi có được thông tin liên lạc của ứng viên, bạn sẽ tiếp tục tương tác với họ bằng cách gửi cho họ những nội dung phù hợp với giai đoạn của quy trình tuyển dụng. Bạn có thể sử dụng email marketing, SMS marketing, chatbot… để gửi cho ứng viên những nội dung như giới thiệu về doanh nghiệp, vị trí tuyển dụng, quyền lợi và yêu cầu của công việc… Bạn cũng có thể gửi cho ứng viên những câu hỏi để đánh giá khả năng và sự phù hợp của họ với công việc. Mục tiêu của giai đoạn này là để nuôi dưỡng và duy trì sự quan tâm của ứng viên đến doanh nghiệp và vị trí tuyển dụng của bạn.

Ý tưởng Recruitment Marketing ngành đặc thù bằng việc tạo kết nối trực tiếp đến “nguồn” ứng viên, “nguồn” talent

Một cách khác để tìm kiếm và tiếp cận ứng viên cho ngành đặc thù là tìm đến những nơi mà ứng viên tiềm năng thường xuất hiện, học tập hoặc làm việc, có thể gọi nôm na những nơi này là “nguồn” ứng viên, “nguồn” talent. 

Xem thêm: Quy Trình Tuyển Dụng Dưới Góc Nhìn Marketing

Ví dụ, nếu bạn muốn tuyển dụng ngành y, bạn có thể tìm đến các trường đại học y dược, các bệnh viện, các phòng khám để gặp gỡ các giảng viên dạy y. Tại đây, bạn có thể tạo kết nối với ứng viên bằng cách tổ chức các sự kiện như webinar, workshop, hội thảo…, mời các giảng viên hoặc chuyên gia làm diễn giả, và rồi chúng ta sẽ kết nối với nhân tài thông qua họ.

Bước tạo chân dung ứng viên (Candidate Persona) trong Recruitment Marketing

Bằng cách này, bạn sẽ tiếp cận được những ứng viên có chất lượng cao, có kiến thức và kinh nghiệm. Bạn cũng sẽ tạo được một ấn tượng tốt với ứng viên, khi cho họ thấy rằng bạn quan tâm, có chuyên môn và uy tín trong lĩnh vực đó. Bạn cũng có thể thu thập thông tin liên lạc của ứng viên để tiếp tục quá trình Recruitment Marketing với họ.

Tập trung vào việc giữ chân nhân tài

Bên cạnh Recruitment Marketing để thu hút ứng viên, nhà tuyển dụng cũng cần chú ý đến việc giữ chân nhân tài để giảm tỷ lệ turnover, tăng lợi thế cạnh tranh của công ty trong thị trường tuyển dụng. Điều này đặc biệt quan trọng trong những ngành đặc thù đòi hỏi chuyên môn cao, nhân tài là những nguồn lực quý giá và hiếm có của công ty. Nhân tài rời bỏ công ty sẽ gây gián đoạn đến công việc và mất thời gian, tiền bạc để tuyển dụng lại.

Vì vậy, hãy cân nhắc một số chương trình đầu tư và phát triển nhân tài để giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm, trân trọng và gắn bó với công ty, từ đó gia tăng sự hài lòng, trung thành và cam kết của họ: 

  • Cung cấp các cơ hội nâng cao kỹ năng, kiến thức và chuyên môn cho nhân viên, qua các khóa học, huấn luyện, workshop, v.v.
  • Thưởng nóng các thành tích và đóng góp của nhân viên, qua các phúc lợi, lương thưởng, khen thưởng, v.v.
  • Tạo ra một hệ thống đánh giá và phản hồi liên tục cho nhân viên, để giúp họ biết được mục tiêu, kỳ vọng và kết quả của công việc, cũng như nhận được sự góp ý và khích lệ từ cấp trên và đồng nghiệp.

Xem thêm: Công nghệ trong Candidate Experience & cách thay đổi cuộc chơi

Tuyển dụng ngành đặc thù là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn biết linh hoạt ứng dụng các kỹ thuật Marketing vào tuyển dụng, bạn sẽ có được những lợi thế cạnh tranh và hiệu quả trong công cuộc chiêu mộ nhân tài. Hy vọng rằng những gợi ý trên sẽ giúp bạn áp dụng vào thực tế thành công và tuyển dụng những nhân tài tốt nhất cho doanh nghiệp.

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC

Employer Branding Academy

Xây dựng nền tảng kiến thức hoàn chỉnh về Employer Branding