Word Of Mouth Marketing – Marketing Truyền miệng, hình thức Marketing kinh điển đã xuất hiện từ lâu và không ngừng biến đổi, phát huy tác dụng mạnh mẽ dưới nhiều hình thức khác nhau trong thời đại công nghệ số hiện tại.
Vậy những hình thức này là gì và làm cách nào ứng dụng hiệu quả Marketing truyền miệng vào truyền thông tuyển dụng để thu hút ứng viên tiềm năng? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các nhà quản lý nhân sự lời giải đáp.
Có thể bạn quan tâm
- 15 chiến lược tuyển dụng truyền cảm hứng kèm ví dụ thực tiễn (Phần 1)
- 15 chiến lược tuyển dụng truyền cảm hứng kèm ví dụ thực tiễn (Phần 2)
- Recruitment Marketing là gì? 7 yếu tố không thể thiếu của một chiến dịch Recruitment Marketing thành công
1. Thu thập đánh giá từ ứng viên
Để đánh giá một kỳ tuyển dụng có thành công hay không, hoạt động thu thập đánh giá là vô cùng cần thiết khi giúp doanh nghiệp nhìn nhận được những những khuyết điểm cần được khắc phục trong quy trình triển khai hay những ý tưởng sáng tạo cho chiến dịch tiếp nối. Và hơn ai hết, những ứng viên đã trải qua kỳ tuyển dụng của doanh nghiệp chính là những “cố vấn” đắc lực để đưa ra những ý kiến, nhận xét xác đáng nhất dựa trên chính trải nghiệm của họ. Từ đó, ta thấy việc quan tâm đến đánh giá từ ứng viên là vô cùng cần thiết.
Trang Google Doanh nghiệp hay Facebook Fanpage của công ty là một trong những nơi thu hút lượng lớn các ứng viên có ý muốn bắt đầu công việc tại tổ chức, tìm đến để thu thập thông tin qua đánh giá từ những người đi trước. Hay nói cách khác, những nền tảng trực tuyến cho phép để lại đánh giá đều là “mỏ vàng” Marketing truyền miệng. Vì vậy hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có nhân sự theo dõi và kịp thời hỗ trợ những nhận xét, đánh giá trên các kênh xã hội này để xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt các ứng viên tương lai.
Để chủ động hơn, thay vì đợi những cơn phiền lòng biến thành những bài đánh giá tiêu cực, sau mỗi kỳ tuyển dụng, doanh nghiệp nên có những cuộc trò chuyện trực tiếp hay hộp thư điện tử để cùng ứng viên chia sẻ những trải nghiệm không tốt hay những điều họ nghĩ doanh nghiệp cần cải thiện. Sau đó, hãy gửi liên kết đến các ứng viên hài lòng và khuyến khích họ để lại đánh giá trên các kênh xã hội của doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng năm sao.
Sau đây là một số gợi ý giúp doanh nghiệp và ứng viên dễ dàng kết nối, tương tác với nhau:
Đặt popup phản hồi trên website doanh nghiệp
Bạn có thể tạo một popup trong WordPress có nội dung như “Đóng góp ý kiến về tổ chức” hoặc với nội dung tương tự gợi ý ứng viên truy cập bằng cách nhấp vào để tiến hành thực hiện khảo sát. Trên trang web WordPress, bạn có thể nhanh chóng tạo biểu mẫu khảo sát bằng WPForms.
Cung cấp reward
Đôi khi bạn cần có phần thưởng để khuyến khích ứng viên hoàn thành khảo sát.
Ví dụ: Tạo ra chương trình minigame nhỏ thông tin đến các ứng viên qua kênh xã hội hay email rằng sẽ cung cấp một món quà miễn phí chỉ cần họ trả lời một số câu hỏi đơn giản.
Một số phần thưởng gợi ý:
- Phiếu giảm giá, E-commerce voucher
- Ebook miễn phí
- Tài liệu nghề nghiệp, học tập miễn phí
Trò chuyện trực tiếp
Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã liên kết messenger với website của họ để kịp thời tư vấn, hỗ trợ. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa đủ nguồn nhân lực để sẵn sàng tư vấn trực tiếp 24/7 thì Chatbots là một thay thế tuyệt vời! Các nhà quản lý có thể truy cập OptinMonster với ManyChat để tạo chatbot tùy chỉnh của riêng mình.
Theo dõi phân tích
Nếu là người dùng WordPress, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bài đăng trên blog hàng đầu của mình. Bạn cũng có thể kiểm tra hành động của người truy cập thông qua Google Analytics hay Usability Hub.
2. Lưu giữ testimonial từ nhân viên, đối tác
Bên cạnh thu thập đánh giá từ ứng viên, những chia sẻ từ nhân viên chính thức và đối tác cũng là công cụ Marketing truyền miệng đắt giá. Những chia sẻ từ người đi trước này gọi là testimonial, hỗ trợ doanh nghiệp gây thiện cảm và niềm tin nơi ứng viên khiến họ dễ dàng đưa ra quyết định ứng tuyển.
Khác với review, testimonial đề cập đến những đánh giá mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể quản lý, kiểm soát việc hiển thị trên website của mình hay không. Việc trưng bày những chia sẻ tích cực này trên trang web doanh nghiệp giúp thu hút ứng viên hiệu quả. Vì chúng là bằng chứng vô giá để truyền thông truyền miệng rằng công ty đang hoạt động hiệu quả, thể hiện qua người thật, việc thật, giá trị thật.
Bên cạnh đó, việc thu thập testimonial còn giúp nhân viên và đối tác cảm thấy được tôn trọng, từ đó tăng sự yêu mến cũng như mức độ gắn kết giữa họ đối với công ty.
Sau đây là một số cách giúp doanh nghiệp có thể thu thập testimonial từ nhân viên, đối tác:
- Gửi email thân thiện: Gửi email đến đối tác và nhân viên để nhờ họ trả lời một hay một số câu hỏi, chia sẻ trải nghiệm khi làm việc cùng doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng nên cân nhắc trao đổi lại bằng những phần quà để tạo cảm giác thoải mái, và vui vẻ cho đối tác, nhân viên đồng thời thể hiện thái độ trân trọng với khoảng thời gian họ đã bỏ ra.
- Điền vào biểu mẫu: Tương tự email, việc thu thập testimonial qua biểu mẫu khảo sát giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được lượng lớn đối tác, nhân viên. Trong biểu mẫu này, doanh nghiệp nên cân nhắc những câu hỏi hợp lý, phản ánh được hiệu quả làm việc hiện tại và những mặt cần cải thiện trong tương lai của tổ chức.
- Phỏng vấn trực tuyến: Trong thời điểm thực hiện giãn cách hiện tại thì việc sắp xếp cuộc họp trực tuyến có lẽ là phương án khả thi cho một buổi phỏng vấn, chia sẻ. Việc phỏng vấn trực tiếp cũng sẽ giúp đối phương có cảm giác được tôn trọng vì cho họ cảm giác được lắng nghe nhiều hơn. Các nhà quản lý nên gửi câu hỏi trước buổi phỏng vấn để họ có thời gian chuẩn bị sẵn sàng câu trả lời. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho cả hai bên và đảm bảo chất lượng của testimonial mà đối tác, nhân viên đem đến.
- Testimonial video: Testimonials bằng video giúp truyền tải nhiều nội dung hơn là văn bản hay hình ảnh, tính chân thật được thể hiện rõ ràng hơn vì thế sẽ trở nên đáng tin cậy hơn. Một video thú vị, sáng tạo có cơ hội trở nên viral, có độ phủ lớn, từ đó tăng tính truyền miệng cho chiến lược truyền thông. Vì vậy, nếu có đủ nguồn lực và kinh phí, bạn nên đầu cho các Testimonials bằng video để thu hút nhiều ứng viên quan tâm.
Đầu video, Social Talent đưa ra số liệu rằng 70% người đi làm ghét công việc của họ. Sau đó, thay vì yêu cầu nhân viên chia sẻ testimonial vì sao họ yêu thích tổ chức, Social Talent đã hỏi nhân viên về những điều họ “ghét” khi làm việc tại đây. Tuy nhiên, những điều họ kể là về những hoạt động tập thể gắn kết, việc được trao quyền phát biểu ý kiến và những điều thú vị, vui vẻ mà tập thể Social Talent đã trải qua cùng nhau. Kết video, một cú twist xảy ra khi thực sự những nhân viên này không thuộc nhóm 70% người đi làm ghét công việc của mình đã nêu ở đầu clip.
Từ đó, ta thấy việc thu thập và chia sẻ testimonial không “đóng khung” mà phụ thuộc và sức sáng tạo cũng như sự đầu tư của tổ chức, điều này sẽ cực kỳ hiệu quả và cần thiết với những công ty hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hay truyền thông.
3. Tổ chức chương trình giới thiệu ứng viên (Referral Program)
Một ứng dụng khác của Marketing truyền miệng chính là tạo lập chương trình giới thiệu ứng viên (Referral Program). Thông qua chương trình, tất cả nhân viên hay có thể là người ngoài tổ chức đều có thể trở thành một nhà tuyển dụng.
Chức năng cốt lõi của các chương trình này là tận dụng mạng lưới các mối quan hệ của số đông để lan truyền rộng rãi chiến dịch tuyển dụng của doanh nghiệp. Đồng thời, theo khảo sát của Bright Local – một trang web về các công cụ tiếp thị online cho biết, có đến 84% ứng viên tin tưởng những cơ hội nghề nghiệp được giới thiệu, đề xuất từ bạn bè, người thân.
Bạn có thể tham khảo một vài lời khuyên từ Talent Brand để tối ưu hóa chương trình giới thiệu ứng viên được đề cập chi tiết trong bài viết: 15 chiến lược tuyển dụng truyền cảm hứng kèm ví dụ thực tiễn (Phần 2)
Dưới đây là một chương trình giới thiệu ứng viên (Referral Program) tiêu biểu mà các nhà quản lý nhân sự có thể tham khảo:
4. Truyền thông qua trang cá nhân của nhân viên
Vận động nhân viên chia sẻ nội dung truyền thông thương hiệu nhà tuyển dụng trên mạng xã hội là một phương pháp Marketing truyền miệng tuyệt vời để tăng phạm vi tiếp cận nhân tài tiềm năng mà không tốn phí. Hơn cả testimonial được nêu ở phần trên, những chia sẻ “người thật – việc thật” được đăng tải trên chính trang cá nhân của nhân viên sẽ càng trở nên xác thực và đáng tin cậy.
Bạn có thể tham khảo những nội dung Talent Brand gợi ý doanh nghiệp nên triển khai để khuyến khích nhân viên chia sẻ trên các kênh xã hội của họ tại bài viết: 6 nội dung truyền thông Employer Branding mà nhân viên sẵn lòng chia sẻ
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể giúp nhân viên xây dựng thương hiệu cá nhân từ đó thu hút gián tiếp những người theo dõi của họ về tổ chức. Khác hơn, các nhà quản lý nhân sự có thể tạo ra các hoạt động tập thể có thưởng trên mạng xã hội như thi cover một điệu nhảy trên nền nhạc sáng tạo riêng của công ty, hay tổ chức minigame nội bộ với phần thưởng hấp dẫn, trong đó luật chơi yêu cầu họ phải chia sẻ hoạt động này về trang cá nhân v.v… Những hoạt động này tạo cho ứng viên tiềm năng ấn tượng về một tập thể gắn kết, lành mạnh, nơi họ được quan tâm sức khỏe tinh thần, và nhận được nhiều phúc lợi đa dạng, hấp dẫn.
Các hoạt động thú vị mà nhân viên Shopee Philippines sáng tạo trên TikTok
5. KOLs marketing – Influencer marketing
Cùng với sự phát triển của kỷ nguyên công nghệ số, sự xuất hiện của KOLs cũng như Influencers đã nâng cấp hiệu quả Marketing truyền miệng lên những tầm cao mới: nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, với sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.
KOLs marketing
KOLs là viết tắt của Key Opinions Leaders. Xét theo tầm ảnh hưởng, các KOLs được chia thành những ngôi sao lớn, các chuyên gia trong ngành và những người có ảnh hưởng nhỏ. Thuật ngữ KOLs thường được sử dụng ở các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam,…
Influencer marketing
Tương tự KOLs, những người có ảnh hưởng tại thị trường Châu Âu thường được gọi là Influencer. Đúng như tên gọi, Influencer là người tạo được ảnh hưởng đến những người khác, đặc biệt là đến việc ra quyết định của họ nhờ vào uy tín, kiến thức hoặc mối quan hệ đối với đối tượng.
Influencer khá đa dạng, đó là những người nổi tiếng (Celeb), Blogger, Vlogger… Ngoài ra, cấp độ của Influencer thường được chia theo số lượng người theo dõi.
- Nano-influencer: 0 – 10.000 người theo dõi
- Micro-influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi
- Macro-influencer: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi
- Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi
Có thể nói, KOLs và Influencer là cùng một nhóm người, có tên gọi và cách phân chia khác nhau nhưng cùng có đặc điểm chung là sử dụng sự nổi tiếng, tầm ảnh hưởng để đạt được mục tiêu truyền thông.
Vậy giữa thị trường đa dạng, đông đảo các KOLs và Influencer như vậy làm sao nhà quản lý nhân sự có thể tìm được “người đại diện” hiệu quả cho chiến dịch truyền thông tuyển dụng của mình? Ta cùng trả lời câu hỏi này bằng cách tiến hành phân tích các khía cạnh sau đây:
Độ tin cậy và chuyên môn
Chuyên môn, lĩnh vực hoạt động của KOLs nên có sự liên quan với vị trí tuyển dụng hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để có thể tiếp cận đúng nhóm ứng viên tiềm năng doanh nghiệp tìm kiếm. Bên cạnh đó, họ nên là những người có uy tín trong ngành, lĩnh vực để tạo nên sức nặng và tăng thêm độ tin cậy cho những thông tin họ truyền tải, chia sẻ đến công chúng.
Phân tích tệp người theo dõi
Một sai lầm phổ biến mà các thương hiệu hay mắc phải đó là cho rằng để có được một chiến dịch KOLs, influencer marketing thành công, nhất định phải làm việc với những người có lượng người theo dõi cao nhất. Tuy nhiên sự thật là nhiều chiến dịch thành công nhờ có sự tham gia của nano và micro-influencer do họ có lượt tương tác ổn định từ tệp người theo dõi tương đồng với nhóm đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
Trên đây là các gợi ý từ Talent Brand về ứng dụng Marketing truyền miệng vào truyền thông tuyển dụng của doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về việc tìm kiếm 1 đối tác cập nhật các xu hướng mới, đồng hành cùng doanh nghiệp sáng tạo, tối ưu hóa các chiến lược truyền thông nhân sự thì hãy liên hệ ngay Talent Brand để được tư vấn và hỗ trợ.
Tham khảo: builtin.com
Chuyển thể: Hồng Duyên – Talent Brand Vietnam
Talent Brand là đơn vị tiên phong tư vấn và triển khai Employer Branding tại Vietnam với kinh nghiệm hỗ trợ thu hút và gắn kết nhân tài cho nhiều doanh nghiệp từ hơn 20 lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Mọi nhu cầu liên quan đến Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding), Tiếp thị Tuyển dụng (Recruitment Marketing), hoặc sản xuất các ấn phẩm sáng tạo, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.