fbpx

6 cách HR cần biết để chinh phục ứng viên thụ động

Subscribe on LinkedIn

Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều biết đến các phương thức tuyển dụng sau đây: viết một mô tả công việc thật thu hút, tạo trang tuyển dụng trên Facebook hoặc LinkedIn, sử dụng công nghệ để tự động hóa quy trình tuyển dụng… Tuy nhiên tất cả các chiến lược này đều dựa vào một yếu tố quan trọng – ứng viên tiềm năng mà bạn mong đợi đang chủ động tìm việc. Nếu bạn chỉ tập trung vào nhóm ứng viên này, bạn có thể sẽ bỏ qua việc thu hút ứng viên thụ động – nhóm đối tượng chiếm hơn 70% thị trường việc làm hiện nay. (Theo talentnow)

Có thể bạn quan tâm:

Bạn có thể nghĩ rằng, nếu như ứng viên không chủ động, nghĩa là họ không có nhu cầu tìm việc. Trên thực tế, đa số ứng viên thụ động thường đang sở hữu một công việc nhất định, nhưng có khả năng họ đang xem xét việc thay đổi môi trường hoặc chờ đợi một cơ hội phù hợp hơn. Nếu bạn thành công thu hút được nhóm ứng viên này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực để giữ chân họ về sau.

ứng viên thụ động

Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận nhóm ứng viên thụ động khi họ đang hoạt động bí mật trên thị trường? Sau đây là 6 phương thức sáng tạo để xác định, chiêu mộ và nắm bắt nhóm ứng viên này.

Mang doanh nghiệp của bạn đến với ứng viên

Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ hoạt động 24/7 vào những giai đoạn tuyển dụng cao điểm và dường như không đồng hành cùng ứng viên trên những giai đoạn khác, ứng viên sẽ không nghĩ đến bạn đầu tiên nếu như họ bắt đầu cân nhắc việc thay đổi công việc.

Tuyển dụng chỉ là một phần trong quy trình chuyển đổi. Nếu bạn đặt tuyển dụng ở vị trí đó, bạn sẽ nhận thấy rằng trước và sau đó doanh nghiệp cần phải nỗ lực truyền thông và đến gần với ứng viên theo nhiều kênh khác nhau. 

Hãy chia sẻ những điều thú vị về doanh nghiệp trên Facebook, những phúc lợi hấp dẫn trên website công ty và những câu chuyện thành công trên LinkedIn. Mấu chốt ở đây chính là sự hiện diện của bạn, tùy theo hình thức và nền tảng mà chúng ta cần có nội dung phù hợp để truyền tải. Trong quá trình đó, hãy đảm bảo bạn luôn đính kèm lời kêu gọi hành động, chẳng hạn như: “Nhấn theo dõi chúng tôi” hoặc “Thông báo cho tôi khi có tin tuyển dụng mới” để ứng viên thụ động có thể dễ dàng nắm bắt thông tin từ phía bạn một cách nhanh chóng hơn. 

Tương tác với ứng viên tiềm năng trên LinkedIn

Như chúng ta đã biết, LinkedIn là một mạng xã hội định vị profile cá nhân dựa trên kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp. Do đó, hầu hết các hồ sơ trên LinkedIn sẽ cho phép nhà tuyển dụng tìm thấy những ứng viên thụ động nhưng tiềm năng để thêm vào danh sách liên lạc.

Bạn có thể sử dụng các công cụ tích hợp sẵn như LinkedIn Recruiter để tìm kiếm mục tiêu cho mình và nếu bạn tìm thấy ứng viên ưng ý, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với những cá nhân này và mời họ ứng tuyển vào các vị trí đang mở. Điều này góp phần tạo động lực cho ứng viên thụ động và giúp họ biết đến doanh nghiệp của bạn theo cách cá nhân hóa hơn. 

Tổ chức sự kiện 

Bên cạnh nền tảng trực tuyến, kết nối trong cuộc sống thực cũng có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những khác biệt lớn. Bằng cách tổ chức những sự kiện mở hoặc một buổi workshop, bạn có thể mời những ứng viên tiềm năng tham gia để họ có thể tìm hiểu thêm về văn hóa, động nghiệp và cách mà tổ chức của bạn thực sự vận hành. 

Bên cạnh đó, những sự kiện truyền thống không phải là sự lựa chọn duy nhất cho doanh nghiệp. Bạn có thể thử những hình thức khác như tổ chức chuỗi mini game trực tuyến để ứng viên thụ động cảm thấy thoải mái hơn để tương tác cùng bạn, hoặc livestream để chia sẻ những kinh nghiệm từ các phòng ban mà bạn đang cần tuyển dụng.

Lựa chọn thời điểm thích hợp

Thông thường, ứng viên thụ động sẽ không phản ứng tích cực với một quy trình tuyển dụng diễn ra vội vã. Đó là lý do tại sao bạn phải biết khi nào là thời điểm thích hợp trong cuộc trò chuyện để giới thiệu cơ hội.

Thay vì nói: “Tôi hiểu rằng bạn hiện không tìm kiếm một công việc mới, nhưng trách nhiệm của tôi là tìm kiếm những tài năng tốt nhất có thể cho công ty. Thông qua nghiên cứu của mình, tôi đã xác định bạn là người có các kỹ năng mà chúng tôi đang tìm kiếm.”

Bạn nên tiếp cận ứng viên theo hướng sau: “Tôi chắc chắn không muốn làm mất thời gian của bạn, nhưng tôi muốn làm quen với bạn và tìm hiểu một chút về những động lực thúc đẩy bạn trong quá trình làm việc. Chúng ta có thể kết nối để chia sẻ kinh nghiệm như bạn bè. Bạn có thể cho tôi biết một chút về bản thân mình được không?”

Hãy trò chuyện với ứng viên một cách cởi mở trước khi giới thiệu vị trí và đến thời điểm thích hợp, bạn có thể bắt đầu nói với họ về công ty của bạn, vị trí mở tuyển và điều gì khiến nó trở nên đặc biệt. Lúc này, bạn sẽ xuất hiện như một nhà tư vấn việc làm hữu ích hơn là một nhà tuyển dụng đang gấp rút tìm kiếm ứng viên để lấp đầy vị trí trống. 

Mang đến cho ứng viên những gì họ chưa nhận được 

Hãy nghiên cứu công ty mà họ đang làm việc, bao gồm văn hóa, môi trường làm việc, lợi ích và cơ hội phát triển để tìm ra yếu tố mà doanh nghiệp đang ít đầu tư vào nhất. Khi nói chuyện với ứng viên, bạn có thể nhấn mạnh cách công ty của bạn có thể mang đến yếu tố đó (mà không đánh giá nhà tuyển dụng hiện tại của họ).

Ví dụ: nếu bạn đang tuyển một ứng viên làm việc tại một công ty nổi tiếng với môi trường làm việc buồn tẻ, hãy nói về những gì công ty bạn làm để nuôi dưỡng một nền văn hóa sống động, chẳng hạn như xây dựng nhóm hoặc các hoạt động tình nguyện.

Đây có thể là mối liên kết còn thiếu trong sự nghiệp của ứng viên và có sức mạnh biến câu trả của họ từ “đang cân nhắc” sang “sẵn sàng ứng tuyển”. 

Thúc đẩy tương tác nhanh chóng 

Khi một ứng viên thể hiện sự quan tâm đến vị trí mở tuyển, bạn sẽ cần phải hành động nhanh chóng vì họ có thể không nhất thiết cần công việc mà bạn đề nghị. Điều này có thể đòi hỏi doanh nghiệp phải làm việc theo lịch trình của họ. Ở đây, tính linh hoạt chính là chìa khóa.

Nếu họ liên hệ với bạn, hãy chuẩn bị phỏng vấn ngay lập tức trước khi họ mất hứng thú hoặc đoán già đoán non về quyết định của mình. Đừng đợi các ứng viên sắp xếp một cuộc họp. Hãy chủ động và cố gắng xem xét lịch của họ trong vòng vài ngày kể từ khi họ gọi cho bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo rằng các quy trình sau đó diễn ra chuyên nghiệp và đúng quy tắc, tránh làm cho ứng viên cảm thấy bạn đang hối thúc họ. 

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho Anh Chị HR trong quá trình làm tuyển dụng cũng như tiếp cận với nhóm ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp của mình. 

Nguồn: Insperity.com 

Trường Thanh  – Talent Brand Vietnam

Tham gia cộng đồng Employer Branding trên Linkedin và Facebook để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích qua link sau: 

Fanpage Talent Brand Vietnam: https://www.facebook.com/talentbrand.vn

Group FB: http://bit.ly/EmployerBrandingVN

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776. 

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC