fbpx

Deal mừng sinh nhật | Tặng mã giảm giá 25% tất cả khóa học (tối đa 300k)

4 yếu tố cốt lõi trong chiến lược giữ chân nhân tài tại Booking.com

Subscribe on LinkedIn

4 yếu tố cốt lõi trong chiến lược giữ chân nhân tài tại Booking.com

Với nền tảng du lịch vượt trội của mình, bạn có thắc mắc Booking.com sẽ ứng dụng điều đó vào chiến lược giữ chân nhân tài của mình như thế nào không?

Booking.com là một trong các công ty dịch vụ du lịch hàng đầu thế giới dựa trên nền tảng số với sứ mệnh “Giúp mọi người trải nghiệm thế giới dễ dàng hơn”. Dù bạn chu du đến đâu, nền tảng này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ bạn 24/7. 

Ở khía cạnh Thương hiệu Nhà tuyển dụng, Booking.com còn là một trong những ví dụ điển hình của việc kết nối tôn chỉ công ty với câu chuyện truyền thông của mình. 

Cụ thể, doanh nghiệp này tin rằng: “Khi nhân viên có đủ không gian để khám phá một lĩnh vực, phòng ban hoặc dự án mới – đó là lúc họ hoàn thiện phiên bản tốt nhất của mình.”

Có thể bạn quan tâm: 

Dưới đây là 4 yếu tố cốt lõi vì sao Booking.com theo đuổi lý tưởng đó trong chiến lược giữ chân nhân tài của tổ chức.  

Khuyến khích nhân viên trở thành phiên bản tốt nhất 

Betsy Steckler – Giám đốc khu vực của Booking.com là một lãnh đạo có niềm đam mê mạnh mẽ với việc phát triển con người. Ở vị trí của mình, cô có cơ hội tham gia vào các sáng kiến của nhân viên và thấy được tác động của việc đầu tư vào sự nghiệp lâu dài cho mỗi cá nhân sẽ như thế nào.

Betsy cho rằng: “Khi gắn liền sứ mệnh tổng thể của tổ chức không chỉ với đối tác và khách hàng mà cả nhân viên, Booking.com mong muốn tạo ra một môi trường đầu tư về trải nghiệm. Từ đó giúp nhân viên nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh và cả văn hóa nội bộ.” 

Thúc đẩy sự phát triển lãnh đạo tương lai

Steckler nói rằng Booking.com không chỉ tự hào về hệ thống quản lý hiệu suất và chu kỳ ghi nhận phản hồi, mà còn về việc nhân viên của mình sẵn sàng mạo hiểm bên ngoài những giới hạn ra sao.

Khi công ty xem xét sự phát triển của một nhân viên, sẽ không bao giờ có chuyện “bạn sẽ là quản lý dự án cả đời hay bạn sẽ là đại lý dịch vụ trong vài chục năm nữa”. Thay vào đó, Booking.com tập trung phát triển nền tảng nội bộ của mình, với những module học tập đa dạng. 

Đó có thể là video, các khóa học ngắn hạn hoặc tài liệu học tập trực tuyến để nhân viên có thể lựa chọn trau dồi những kỹ năng mà họ nghĩ rằng có thể giúp bản thân trở nên vượt trội hơn trong tương lai. Phát triển theo chiều ngang là một trong những động thái thường thấy ở các nhân viên tại Booking.com. “Bằng cách đó, chúng tôi đang thực sự định hình những nhà lãnh đạo tương lai của mình” – Betsy nói thêm. 

Luân chuyển phòng ban là một động thái thường thấy tại Booking.com. Phần lớn các nhóm chăm sóc khách hàng của Booking.com được trao quyền để chuyển sang các vai trò khác.

Cải thiện sản phẩm và lượt tiếp cận

Sẽ không có gì ngạc nhiên khi nhân viên tại Booking.com cũng chính là một trong những nhóm khách hàng quan trọng trong việc thử nghiệm và cải tiến sản phẩm/ dịch vụ mới mà công ty cung cấp. 

Steckler nói rằng: “Booking.com khuyến khích nhân viên khám phá và trải nghiệm mọi thứ từ lăng kính của khách hàng, nhưng đồng thời cũng từ góc nhìn của một đối tác đang cố gắng tạo ra trải nghiệm đó.” 

Thêm vào đó, việc cung cấp cho nhân viên các chuyến du lịch với giá ưu đãi mặc nhiên biến họ thành Đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp. Khi một người có thể yêu thương hiệu với tư cách là nhân viên và cả người dùng, họ càng có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực lên khách hàng hiện tại và tương lai. 

Củng cố sứ mệnh doanh nghiệp 

Hãy tưởng tượng: Khi bạn làm việc cho một công ty với sứ mệnh mang lại trải nghiệm khám phá tuyệt vời dù ở bất cứ đâu, điều bạn nên làm chính là đảm bảo giá trị đó cũng diễn ra trong nội bộ và nhân viên cũng đang hài lòng như cách khách hàng của bạn cảm nhận.

Steckler nói:  

Điều quan trọng nhất mà Booking.com mong muốn nhận lại chính là góc nhìn về thế giới từ các thành viên của mình. Điều đó là để đảm bảo rằng toàn bộ đội ngũ đều đang thực hiện chung một sứ mệnh cũng như thực sự trải nghiệm nó. 

Doanh nghiệp học được gì từ Booking.com? 

Từ câu chuyện của Booking.com, chúng ta có thể thấy được sự tương quan giữa Trải nghiệm nhân viên với chiến lược giữ chân nhân tài. 

Bạn có thể dễ dàng tuyển dụng một người thông qua danh tiếng, phúc lợi và nhiều yếu tố khác, thế nhưng trải nghiệm làm việc vẫn là yếu tố quyết định sự gắn bó của một nhân viên. Tại Booking.com, giá trị cốt lõi ở đây chính là “Sự khám phá.” Còn doanh nghiệp của bạn thì sao? 

Theo Alyse Kalish – Themuse.com

Chuyển thể: Trường Thanh – Talent Brand Vietnam 

Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc tham gia cộng đồng Employer Branding để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

Bạn cũng có thể tìm hiểu về khóa học Employer Branding 101 qua link sau: https://talentbrand.vn/employer-branding-training/

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC

Employer Branding Academy

Xây dựng nền tảng kiến thức hoàn chỉnh về Employer Branding