fbpx

4 cách đo lường mức độ gắn kết nhân viên doanh nghiệp toàn cầu đang sử dụng

Subscribe on LinkedIn

Gắn kết nhân viên (Employee engagement) là một phần quan trọng của tổ chức, nhưng làm cách nào để xác định mức độ gắn kết nhân viên với tổ chức của bạn một cách chính xác nhất? 

Hãy cùng Talent Brand tìm hiểu các cách đo lường mức độ gắn kết nhân viên mà những doanh nghiệp toàn cầu đang sử dụng.

1. Sử dụng khảo sát về mức độ gắn kết của nhân viên

Đây là phương pháp phổ biến nhất trên thế giới trong việc đo lường mức độ gắn kết nhân viên và cũng là cách dễ nhất trong việc thu thập phản hồi của nhân viên về tổ chức của bạn, mức độ gắn kết với công ty và trách nhiệm trong công việc. 

Một trong những cách khảo sát phổ biến nhất là khảo sát nhanh. Các khảo sát nhanh thường bao gồm 10 – 15 câu hỏi về sự hài lòng của nhân viên, trách nhiệm trong công việc, quá trình giao tiếp với đồng nghiệp và các đánh giá về môi trường làm việc. Điểm mạnh của hoạt động này là thuận lợi cho các quản lý nhân sự có thể thường xuyên gửi phiếu thu thập đánh giá cho nhân viên của mình, việc này giúp nhân viên cảm thấy doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến cảm nhận của nhân viên và nghiêm túc với việc lắng nghe ý kiến đóng góp từ họ. Mặt khác, dữ liệu được gửi về trong thời gian thực và đảm bảo tính chính xác, người làm nhân sự có thể dễ dàng theo dõi những thay đổi trong nội bộ nhân viên. 

Giúp nhân viên cảm thấy doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến cảm nhận của nhân viên và nghiêm túc với việc lắng nghe ý kiến đóng góp từ họ.

Có thể bạn quan tâm

2. Tổ chức các cuộc họp 1-on-1 

Công ty có thể tổ chức một cuộc họp trực tiếp để gặp gỡ từng nhân viên và lắng nghe ý kiến đóng góp từ họ nhưng đôi lúc chỉ cần là một buổi gặp mặt thân mật để nhân viên chia sẻ các câu chuyện nội bộ mà trong khảo sát khó có thể diễn tả đầy đủ. 

Doanh nghiệp nên sử dụng những câu hỏi mở trong buổi gặp gỡ này. Nhưng trên hết, phải dành thời gian nhiều hơn để lắng nghe các chia sẻ từ nhân viên. Bằng cách này, cuộc họp của chúng ta mới diễn ra trong sự cởi mở và gần gũi. 

Doanh nghiệp nên sử dụng những câu hỏi mở trong buổi gặp gỡ này. Nhưng trên hết, phải dành thời gian nhiều hơn để lắng nghe các chia sẻ từ nhân viên.

3. Tổ chức các cuộc thảo luận nhóm

Đối với các công ty với quy mô lớn, việc tổ chức các cuộc gặp gỡ cá nhân sẽ tốn nhiều thời gian thì các buổi thảo luận chung với quy mô nhỏ, từng phòng ban hoặc từng nhóm nhân viên sẽ tối ưu công tác tổ chức cũng như về chi phí quản lý nhân sự. 

Chủ đề của những buổi này có phần giống buổi gặp gỡ cá nhân, xoay quanh việc chia sẻ trải nghiệm trong khi làm việc, những thành công và thách thức mà nhóm nhân viên này đã trải qua trong công việc,… từ việc chia sẻ này, chúng ta có thể quan sát và đánh giá thái độ của nhân viên với cuộc họp, xem xét mức độ đóng góp của họ trong cuộc họp và cách những nhân viên trong nhóm tương tác với nhau để đưa ra nhận xét tổng quan tình hình gắn kết nhân viên trong nội bộ công ty. 

Lợi ích của việc tổ chức các buổi họp nhóm chính là:

  • Thu nhập những nhận xét quan trọng và khách quan về tình hình thực tiễn của tổ chức một cách nhanh chóng.
  • Linh hoạt cho từng phòng ban cụ thể, không quá tốn thời gian cho việc chuẩn bị.
  • Cơ hội để có những khảo sát và đánh giá sâu hơn về hành vi, động cơ và thái độ của từng nhóm đối tượng nhất định.

4. Thực hiện phỏng vấn thôi việc/ở lại  

Một trong những cách tốt nhất để tìm ra cách cải thiện sự gắn kết nhân viên trong công ty là thực hiện phỏng vấn thôi việc khi một nhân viên rời khỏi công ty của bạn. Đây là một cơ hội để lắng nghe các đánh giá trung thực về công ty của bạn vì những nhân viên này thoải mái chia sẻ mà không phải chịu ràng buộc hay áp lực nào khác từ nội bộ. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi ở phần khảo sát để ghi nhận trực tiếp các đánh giá từ người nhân viên ấy. 

Mặt khác, việc gặp gỡ và phỏng vấn những nhân viên đã gắn bó lâu năm với công ty cũng giúp ích trong việc cải thiện sự gắn kết nhân viên trong tổ chức. Doanh nghiệp có thể lắng nghe những điểm mạnh của tổ chức và tiếp tục phát huy bằng những câu hỏi xoay quanh vấn đề “điều gì làm người nhân viên ấy gắn bó với tổ chức của bạn trong một thời gian dài?”. 

Doanh nghiệp có thể lắng nghe những điểm mạnh của tổ chức và tiếp tục phát huy bằng những câu hỏi xoay quanh vấn đề “điều gì làm người nhân viên ấy gắn bó với tổ chức của bạn trong một thời gian dài?”.

Vậy sau khi thực hiện các bước đo lường mức độ gắn kết nhân viên, doanh nghiệp nên làm gì tiếp theo? 

  1. Phân tích kết quả: Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động đo lường mức độ gắn kết của nhân viên, doanh nghiệp trả lời những câu hỏi như:
  • Nhân viên hiện tại có mức gắn kết như thế nào với công ty?
  • Hành vi của nhân viên xoay quanh vấn đề gì?
  • Nhân viên có hứng thú với các sự kiện của công ty hay không?
  • Các câu chuyện nhân viên hay nhắc đến khi nghỉ trưa và giải lao cùng nhau là gì?
  • Có phản hồi nào yêu cầu sự thay đổi từ phía doanh nghiệp hay không?
  1. Thiết lập “Mức tiêu chuẩn” của doanh nghiệp: Hãy đặt ra các  “tiêu chuẩn” về gắn kết nhân viên trong tổ chức của bạn và sử dụng chúng như các yếu tố xác định sự thành công của các hoạt động triển khai về sau. Chỉ số nhân viên thiện cảm (eNPS – employee Net Promoter score) là một trong những tiêu chí thường được các doanh nghiệp lựa chọn trong việc đo lường mức độ gắn kết nhân viên. 
  2. Thiết lập kế hoạch để cải thiện/phát huy mức độ gắn kết của nhân viên: Khi đã xác định được những điểm đáng lưu ý của tổ chức, bạn nên thiết lập lộ trình để phát triển hoặc củng cố những điều ấy cho tổ chức.
  3. Gửi thông báo kết quả cho giám đốc nhân sự và ban điều hành doanh nghiệp
  4. Gửi thông điệp cảm ơn nhân viên của bạn: bày tỏ sự đánh giá cao của tổ chức với những phản hồi mang tính xây dựng của nhân viên
  5. Cuối cùng, là đánh giá quá trình cải thiện và tiếp tục lặp lại quá trình này với những cải tiến phù hợp cho từng thời điểm của tổ chức. 

Việc thường xuyên đo lường mức độ gắn kết nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá chính xác tình hình nhân sự hiện tại. Từ đó, lên kế hoạch phát triển và định hướng thay đổi môi trường làm việc nhằm nâng cao trải nghiệm nhân viên.

Tham khảo: builtin.com & vantagecircle.com

Chuyển thể: Kim Đoàn – Talent Brand Vietnam

Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc tham gia cộng đồng Employer Branding để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

Bạn cũng có thể tìm hiểu về khóa học Employer Branding 101 qua link sau: https://talentbrand.vn/employer-branding-training/

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC

Employer Branding Academy

Xây dựng nền tảng kiến thức hoàn chỉnh về Employer Branding