fbpx

Talent Research là gì? Những hiểu biết cần nắm trước khi thực hiện (Phần 1)

Thấu hiểu sát sao về mong muốn và nhu cầu của nhân tài là một trong những điểm tiên quyết quyết định sự thành công trong Thương hiệu Nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, việc am hiểu cũng như lý giải những suy nghĩ, phản ứng và hành vi của con người đòi hỏi một quá trình phức tạp, không phải dễ dàng quan sát hay phán đoán một sớm một chiều. Phương pháp Nghiên cứu Nhân tài (Talent Research) ra đời giúp bạn giải quyết vấn đề nan giải này, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả trong các hoạt động Thương hiệu Nhà tuyển dụng. Vậy Talent Research là gì? Những điểm nào cần nắm rõ trước khi đi vào thực hiện? Hãy cùng Talent Brand tìm hiểu nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Data-driven Employer Branding: Viên đạn bạc cho chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng

Employer Branding là gì? Tất cả những điều HR cần biết

Employer Branding là gì? Những khái niệm cơ bản cần biết

Talent Research là gì?

Nghiên cứu Nhân tài (Talent Research) được định nghĩa là quá trình Nhà tuyển dụng tìm cách thu thập dữ liệu một cách có hệ thống để phục vụ việc đưa ra các quyết định phù hợp với các mục tiêu nhân sự. Phương pháp này cho phép các tổ chức hoặc doanh nghiệp khám phá nhân tài mục tiêu của họ, thu thập, ghi lại ý kiến ​​và đưa ra các quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, giá trị thực sự của nó còn nằm ở việc Nhà tuyển dụng có thể sử dụng tất cả dữ liệu thu được để đạt được hiểu biết tốt hơn về nhân tài trên thị trường.

Nghiên cứu Nhân tài có thể được thực hiện trực tiếp bởi các tổ chức công ty hoặc có thể được thuê ngoài các đơn vị có chuyên môn, công ty nghiên cứu nhân tài chuyên nghiệp. Quá trình nghiên cứu nhân tài có thể được thực hiện thông qua việc triển khai các cuộc khảo sát, tương tác với một nhóm người còn được gọi là mẫu, thực hiện phỏng vấn và các quá trình khác.

Mục đích chính của việc thực hiện nghiên cứu thị trường là để hiểu hoặc xem xét về Nhân tài – nhóm đối tượng mục tiêu mà tổ chức hướng tới. Để quyết định và hiểu cách nhân tài mục tiêu sẽ phản ứng như thế nào với Thương hiệu Nhà tuyển dụng? Thông tin thu được từ việc thực hiện nghiên cứu nhân tài có thể được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động employer branding, recruitment marketing (tiếp thị tuyển dụng), employee engagement (gắn kết nhân viên), candidate experience (trải nghiệm ứng viên) hoặc để xác định đâu là ưu tiên để chọn và gắn bó với một công việc (nếu có) của nhân tài.

Tại sao doanh nghiệp cần làm Talent Research?

Nghiên cứu Nhân tài cho phép doanh nghiệp hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về năng lực, nhu cầu, hành vi, mối quan tâm, sự ưu tiên,…của nhân tài. Thông tin này sẽ là cơ sở đáng tin cậy và hữu ích khi xây dựng các chiến lược con người: chính sách đãi ngộ, chiến dịch tuyển dụng, kế hoạch giữ chân nhân tài,…

Nghiên cứu Nhân tài cũng có thể tiết lộ ý kiến, quan điểm ​​của người đi làm về công ty và môi trường làm việc. Biết được các điều này, ta có thể đánh giá các yếu tố góp phần cách xây dựng chiến lược phù hợp và kịp thời nhằm phát triển một môi trường làm việc gắn kết, lành mạnh, nguồn nhân lực bền vững.

  • Cung cấp thông tin có giá trị: Nghiên cứu Nhân tài cung cấp thông tin giá trị về các thị trường nhân lực hiện tại và cơ hội về các nguồn nhân lực tiềm năng trong tương lai. Do đó, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và chiến lược phát triển Thương hiệu Nhà tuyển dụng phù hợp.
  • Lấy nhân tài làm trung tâm: Nghiên cứu Nhân tài giúp xác định những gì nhân tài cần và muốn. Qua đó, lấy nhân tài làm trung tâm trong các hoạt động về nhân sự. Hiểu đối tượng mục tiêu và nhu cầu của họ sẽ giúp Nhà tuyển dụng thiết kế trải nghiệm ứng viên, nhân viên phù hợp, các chiến dịch tuyển dụng thu hút và cải thiện mức độ gắn kết, khả năng gắn bó lâu dài của các thành viên trong tổ chức.
  • Dự báo: Bằng cách hiểu nhu cầu của nhân tài, doanh nghiệp cũng có thể dự báo tốt hơn về nguồn cung nhân tài, xu hướng tìm việc làm, hoạt động tuyển dụng, tỷ lệ giữ chân,…
  • Lợi thế cạnh tranh: Để đi trước đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu nhân tài là một công cụ quan trọng để thực hiện các nghiên cứu so sánh giúp họ đi trước các đối thủ cạnh tranh trong xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng.

Các loại hình chính của Talent Research là gì?

Hai loại hình chính của Talent Research là nghiên cứu sơ cấp và nghiên cứu thứ cấp và mọi phương pháp nghiên cứu nhân tài đều thuộc một trong các loại đó. Cả nghiên cứu nhân tài sơ cấp và thứ cấp đều thực hiện cùng một mục đích, nhưng chúng khác nhau về cách thu thập thông tin.

Nghiên cứu sơ cấp

Nghiên cứu sơ cấp là nghiên cứu ban đầu do bạn hoặc tổ chức mà bạn thuê thực hiện. Nó liên quan đến việc thu thập thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng để phục vụ nhu cầu hiện tại. Dữ liệu thu thập được có thể là dữ liệu định tính (dữ liệu phi số) hoặc dữ liệu định lượng (dữ liệu số hoặc thống kê).

Nghiên cứu sơ cấp có lợi thế là cụ thể hơn và thường được các công ty áp dụng để đáp ứng một nhu cầu khi chúng phát sinh. Công ty có thể sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu thị trường sơ cấp như:

  • Nhóm tập trung (Focus groups):

Nhóm tập trung là một trong những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu định tính. Nhóm tập trung gồm một nhóm nhỏ từ 6 đến 10 người nhân tài, họ sẽ trả lời các cuộc khảo sát trực tuyến với những nội dung được gửi đến. Ưu điểm của phương pháp này chính là thông tin có thể thu thập từ xa, đồng thời được thực hiện mà không cần sự tương tác cá nhân với các nhân tài trong nhóm. Tuy nhiên, phương pháp này tốn khá nhiều chi phí bởi vì nó được sử dụng để thu thập những thông tin phức tạp.

  • Phỏng vấn trực tiếp (One-to-one interview):

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp liên quan đến sự tương tác cá nhân dưới hình thức phỏng vấn, trong đó bạn hoặc tổ chức bạn thuê sẽ đặt một loạt câu hỏi để thu thập thông tin hoặc dữ liệu từ nhân tài. Các câu hỏi trong phương pháp này chủ yếu là câu hỏi mở để tạo nhân tài có thể thoải mái và thuận tiện chia sẻ. Đặc biệt, phương pháp phỏng vấn trực tiếp sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng và kinh nghiệm của người phỏng vấn trong việc họ đặt câu hỏi cũng như gơi khợi câu trả lời.

  • Nghiên cứu dân tộc học (Ethnographic research)

Nghiên cứu dân tộc học được thực hiện trong bối cảnh tự nhiên của những người đi làm. Loại nghiên cứu này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài năm và đòi hỏi bạn phải thích nghi với môi trường tự nhiên của nhân tài. Tuy nhiên, hạn chế về yếu tố địa lý có thể là một trong những cản trở trong việc tiến hành nghiên cứu này.

Các tổ chức thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tiến hành nghiên cứu nhân tài có cấu trúc bằng việc sử dụng khảo sát trực tuyến, bảng câu hỏi và bảng thăm dò ý kiến để thu thập thông tin chi tiết về thống kê và đưa ra những quyết định sáng suốt. Ban đầu phương pháp này được tiến hành bằng giấy và bút. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thì ngày nay, bạn có thể sử dụng các nền tảng khảo sát hiện đại để cấu trúc và thiết kế khảo sát trực tuyến, để thu hút phản hồi tối đa từ nhóm đối tượng nhân tài mục tiêu. 

Nghiên cứu thứ cấp

Nghiên cứu thứ cấp là nghiên cứu đã được hoàn thành bởi một công ty hoặc tổ chức khác và có sẵn cho bạn sử dụng. Loại nghiên cứu này thường xuất hiện trên các tạp chí hoặc các nguồn trực tuyến có thể truy cập công khai.  Ví dụ nhiều tạp chí, hay công ty nghiên cứu, hiệp hội thương mại có công bố các nghiên cứu và phân tích thị trường miễn phí. Nó dựa trên những câu hỏi mà người khác đã thực hiện khảo sát và bạn sẽ áp dụng các kết quả, thông số nghiên cứu đó cho riêng mình. Vì vậy, nghiên cứu thứ cấp có thể không phục vụ một cách toàn diện nhu cầu nghiên cứu của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ hữu ích nếu bạn có nguồn lực hạn chế để thực hiện Nghiên cứu Nhân tài của riêng mình.

Các mục tiêu phổ biến của Talent Research là gì?

Mục tiêu của Talent Research thường được các doanh nghiệp ứng dụng có thể chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1: External – Hướng tới đáp viên là những người bên ngoài tổ chức

  • Đo lường & xếp hạng sức khoẻ Thương hiệu Nhà tuyển dụng trên thị trường cạnh tranh lao động
  • Thấu hiểu nhận định, xu hướng, và kỳ vọng của người đi làm để có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhân tài thông qua các chính sách và cơ hội làm việc mà họ mong muốn. Từ đó, tạo nên một thị trường lao động phát triển bền vững.
  • So sánh và cập nhật chính sách nhân sự từ các công ty khác trên thị trường để hoàn thiện chính sách nội tại và chuẩn bị cho các mục tiêu phát triển tương lai.

Nhóm 2: Internal – Hướng tới đáp viên là những người bên trong tổ chức

  • Thấu hiểu nhận định của nhân tài nội bộ, giúp xây dựng và hoàn thiện Định vị Thương hiệu Nhà tuyển dụng
  • Tăng hiệu suất các chức năng Nhân sự khác nhau, ví dụ:

– Cải thiện chất lượng đào tạo & văn hoá học tập

– Hoàn thiện chính sách phúc lợi toàn diện

– Nâng cao trải nghiệm ứng viên (Candidate Experience)

– Tích cực hoá trải nghiệm nghỉ việc

– Cải thiện chất lượng các sự kiện & truyền thông nội bộ…

Các mục tiêu trên có thể được doanh nghiệp hướng tới một cách độc lập hoặc đồng thời. Tùy thuộc vào mục tiêu của nghiên cứu sẽ đòi hỏi sự linh hoạt về hình thức thực hiện, các thiết kế gói câu hỏi và cho ra các kết luận, đề xuất nhằm phục vụ các mục tiêu khác nhau. Vậy thì làm thế nào để thực thi Talent Research? Quá trình thực hiện liệu bao gồm những bước nào? Đón xem phần 2 để tìm hiểu về các bước triển khai Talent Research thành công nhé!

Trong chiến lược nhân sự sắp tới, nếu bạn cần đến một Nghiên cứu Nhân tài để phục vụ việc triển khai các mục tiêu hiệu quả, khả thi và phát huy lợi thế cạnh tranh trên trường đua Thương hiệu Nhà tuyển dụng thì hãy liên hệ ngay Talent Brand để được tư vấn và đồng hành cùng bạn nhé!

Talent Brand là đơn vị chuyên nghiệp và uy tín trong tư vấn, thiết kế và triển khai Nghiên cứu Nhân tài (Talent Research) Thương hiệu Nhà tuyển dụng nhiều năm qua tại Việt Nam với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực Employer Branding, đồng hành cùng doanh nghiệp đạt đến sự thấu hiểu sâu sắc bên trong tổ chức và thị trường nhân tài bên ngoài. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở rõ ràng từ nền tảng dữ liệu để thực hiện những bước những bước đi vững vàng hơn trong xây dựng môi trường làm việc và phát triển Thương hiệu Nhà tuyển dụng. Chúng tôi:

  • Thấu hiểu giá trị mà các cuộc khảo sát Thương hiệu Nhà tuyển dụng có thể mang lại.
  • Hào hứng khám phá những điều tạo nên niềm tự hào và sự thích thú trong tổ chức của bạn.
  • Mong muốn cùng bạn bóc tách những khía cạnh của employees và xây dựng một kế hoạch hành động để gắn kết nhân viên và thu hút ứng viên.

Talent Brand là đơn vị tiên phong tư vấn và triển khai Employer Branding tại Vietnam với kinh nghiệm hỗ trợ thu hút và gắn kết nhân tài cho nhiều doanh nghiệp từ hơn 20 lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Mọi nhu cầu liên quan đến Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding), Tiếp thị Tuyển dụng (Recruitment Marketing), hoặc sản xuất các ấn phẩm sáng tạo, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC

EB Academy

Essential Training for HR Professionals.