fbpx

Deal mừng sinh nhật | Tặng mã giảm giá 25% tất cả khóa học (tối đa 300k)

Nghệ thuật từ chối ứng viên tinh tế và đảm bảo tốt trải nghiệm

Subscribe on LinkedIn

Nghệ thuật từ chối ứng viên tinh tế và đảm bảo tốt trải nghiệm

Từ chối ứng viên chưa bao giờ là điều dễ dàng trong việc đảm bảo trải nghiệm ứng viên với doanh nghiệp. Vì khi quyết định nộp đơn vào công ty của bạn, họ đều muốn có cơ hội gắn bó với tổ chức. Thế nên khi không được tuyển dụng, các ứng viên thường cảm thấy hụt hẫng và có phần thất vọng về trải nghiệm của buổi phỏng vấn.

Theo “Báo cáo trải nghiệm ứng viên” năm 2019 của Talentegy đã chỉ ra rằng, 69% các ứng viên có trải nghiệm phỏng vấn tiêu cực sẽ không bao giờ nộp đơn lại. Vậy làm thế nào từ chối ứng viên một cách tinh tế, để họ có thể quay lại trong một thời điểm khác hoặc giới thiệu tổ chức của bạn cho những ứng viên tiềm năng, ngay cả khi họ và tổ chức không có cơ hội làm việc cùng nhau? 

Hãy tìm hiểu những điều lưu ý sau giúp xây dựng ấn tượng tốt trong lòng những ứng viên bị từ chối, biến ứng viên ấy thành đại sứ truyền thông thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Gửi email từ chối một cách chu đáo.

 lời từ chối tốt nhất vẫn là một cuộc gọi điện thân mật, trao đổi về những trải nghiệm trong quá trình phỏng vấn. Còn khi không thể gọi điện thì việc gửi email phản hồi cho các ứng viên bị từ chối của mình là một điều bắt buộc.

Từ chối ứng viên là một công đoạn khó trong quy trình tuyển dụng, nhưng việc này vẫn đang được các doanh nghiệp khác làm rất chu đáo và tôn trọng. Nếu thuận tiện thời gian và khi bạn không có quá nhiều việc, lời từ chối tốt nhất vẫn là một cuộc gọi điện thân mật, trao đổi về những trải nghiệm trong quá trình phỏng vấn. Còn khi không thể gọi điện thì việc gửi email phản hồi cho các ứng viên bị từ chối của mình là một điều bắt buộc. Thời gian gửi đi tốt nhất nên trong vòng 48 giờ sau khi phỏng vấn. 

Email cần có một bố cục rõ ràng và được tùy chỉnh một cách chuyên nghiệp. Chắc chắn rằng cá nhân bạn sẽ không thích đọc một email với cấu trúc thiếu mạch lạc, câu từ không chỉnh chu. Vì thế, đừng gửi cho bất cứ ai các thông điệp như vậy. Nhất là đối với những ứng viên bị từ chối vì cảm xúc tiêu cực trong họ sẽ gia tăng. Bạn sẽ không kiểm soát được những gì mà họ sẽ kể với người khác.

Gửi các phản hồi về buổi phỏng vấn

Theo nghiên cứu trên Linkedin, rất nhiều ứng viên thực sự đánh giá cao những công ty đưa ra phản hồi về buổi phỏng vấn, 95% trong số đó muốn nghe nhận xét ngay sau khi kết thúc. Hơn nữa, những ứng viên bị từ chối có khả năng cân nhắc tổ chức của bạn cho các cơ hội trong tương lai nhiều hơn gấp 5 lần khi bạn cung cấp những lời khuyên có giá trị. Phản hồi của bạn phải đảm bảo các yếu tố: Chân thật, xây dựng, chi tiết, trách các nhận xét mang nghĩa chung và hai chiều.

Đảm bảo những thông tin cho họ là hữu ích và có ý nghĩa cho lần phỏng vấn tiếp theo. Bạn nên xen kẽ giữa khen – chê trong các phản hồi của mình về ứng viên cũng như thể hiện của bạn ấy trong buổi phỏng vấn để tránh các cảm nhận sai về hình ảnh công ty trong mắt họ. 

Nghệ thuật từ chối ứng viên tinh tế và đảm bảo tốt trải nghiệm bằng cách gửi các phản hồi về buổi phỏng vấn

Ngoài việc đưa ra phản hồi cho ứng viên thì việc lắng nghe họ cũng là một điều hết sức lưu ý. Bạn nên nhờ ứng viên đưa ra nhận xét về quy trình tuyển dụng của công ty và các điểm cần cải thiện trong buổi phỏng vấn. Điều này thể hiện rằng công ty thực sự quan tâm đến cảm giác của họ và nỗ lực mang lại những cải thiện tốt hơn cho ứng viên trong tương lai. Đặc biệt, khi bạn yêu cầu ứng viên nhận xét về buổi phỏng vấn, họ sẽ cảm thấy rằng mình thực sự “Có giá trị” với doanh nghiệp bạn và cơ hội để họ quay lại ở tương lai cao hơn.

Giữ kết nối với ứng viên trên nền tảng mạng xã hội

Kết nối với các ứng viên bị từ chối trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là một phương pháp tốt nhất để họ biết rằng doanh nghiệp đang thực sự muốn giữ liên lạc với họ cho các lần tuyển dụng tiếp theo. Một lần nữa, những ứng viên bị từ chối sẽ không cảm thấy tiêu cực cho cơ hội nghề nghiệp tại tổ chức của bạn. 

Bên cạnh đó, việc kết nối với những ứng viên này sẽ tạo cho họ cảm giác hào hứng khi xem các bài đăng của công ty và hưởng ứng với các thông điệp tuyển dụng. Điều này thể hiện rằng: “tổ chức của bạn thật sự quan tâm đến cơ hội cộng tác sau này mặc dù trong thời điểm hiện tại họ chưa có cơ hội làm việc tại công ty của bạn”.

Duy trì việc gửi các thông báo tuyển dụng phù hợp từ công ty

Nếu bạn có một danh sách các ứng viên tiềm năng của mình, bạn nên thêm những ứng viên bị từ chối vào để gửi các thông tin tuyển dụng trong tương lai.

Đây là một cách rất đơn giản để mở rộng nguồn nhân lực tiềm năng của công ty. Tiếp cận với nhóm ứng viên bị từ chối để họ xem xét các cơ hội việc làm phù hợp cho tương lai. 

Mặt khác, họ sẽ giới thiệu cơ hội nghề nghiệp này cho các nhóm đối tượng phù hợp mà họ biết và công ty của bạn không cần phải sử dụng công cụ tuyển dụng hàng loạt nhưng vẫn có ứng viên phù hợp thông qua kênh truyền thông hữu hiệu này. 

Gửi lời mời tham gia các sự kiện của công ty

Một phương pháp khác để giữ liên lạc với những ứng viên bị từ chối là mời họ đến với các sự kiện của công ty bạn. Kết nối với các ứng viên bị từ chối một cách trực tiếp bằng những buổi chia sẻ toàn nhân viên, những dịp hội thảo mà công ty tổ chức, ngày hội việc làm mà công ty bạn tham gia trong thời gian sắp tới,… 

Một cách tuyệt vời để xây dựng “Cộng đồng tài năng trẻ”, bạn hoàn toàn có thể thu hút nhiều ứng viên tiềm năng hơn thông qua kênh truyền thông này. Thay vì tìm kiếm các ứng viên mới, bạn có thể khiến họ chủ động đến với mình. 

Việc quan tâm đến cảm xúc của các ứng viên bị từ chối sẽ giúp hình ảnh công ty được tốt hơn trong mắt các ứng viên này.

Khi ứng viên tham gia vào chương trình tuyển dụng của công ty, chứng tỏ rằng họ đang bị thu hút bởi hình ảnh của công ty một cách chủ động. Nhưng khi nhận được thông báo “Chưa phù hợp với yêu cầu vị trí” thì cảm xúc tiêu cực là điều khó tránh khỏi. Việc quan tâm đến cảm xúc của các ứng viên bị từ chối sẽ giúp hình ảnh công ty được tốt hơn trong mắt các ứng viên này và cơ hội để có một kênh truyền thông cho thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn một cách hữu ích. 

Tham khảo www.talentlyft.com

Chuyển thể: Kim Đoàn – Talent Brand Vietnam

Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc tham gia cộng đồng Employer Branding để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.

Bạn cũng có thể tìm hiểu về khóa học Employer Branding 101 qua link sau: https://talentbrand.vn/employer-branding-training/

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC

Employer Branding Academy

Xây dựng nền tảng kiến thức hoàn chỉnh về Employer Branding