fbpx

Hiểu đúng về Employer Branding

Subscribe on LinkedIn

Xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng (Employer Branding) là một hoạt động thường được sử dụng khi thảo luận về chiến lược các công ty có thể làm để thu hút nhân tài mục tiêu cho doanh nghiệp. Đây không còn là khái niệm xa lạ với người làm Nhân sự, đặc biệt là tại những tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, sau một thời gian tiếp xúc và tư vấn cho một vài khách hàng, Talent Brand nhận thấy, đâu đó vẫn có những hiểu lầm thường thấy về khái niệm này. Trong bài viết này, Talent Brand sẽ làm sáng tỏ một số lầm tưởng có thể khiến tư duy, suy nghĩ về Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn đi sai hướng.

Top 4 lầm hiểu thường gặp đang cản trở sự phát triển Thương hiệu Nhà tuyển dụng

1. Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng) không dành cho các công ty nhỏ

Nhiều Nhà tuyển dụng e ngại rằng “So với các tập đoàn lớn, quy mô công ty của mình nhỏ quá, câu chuyện thương hiệu của mình sẽ không truyền cảm hứng hay thu hút nhân tài mục tiêu đâu!”

Sự thật là:

Xây dựng Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng) là kể những câu chuyện chân thật về văn hóa doanh nghiệp, bao gồm lịch sử hình thành công ty, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi minh chứng cho lý do tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể khai thác những chất liệu như cuộc sống hằng ngày của nhân viên, cách nhân viên cảm nhận về lãnh đạo, đồng nghiệp, và bản thân công việc của mình, những hoạt động và truyền thông định kỳ trong công ty, cách doanh nghiệp thực hiện những chương trình tuyển dụng và thu hút nhân tài, …

Doanh nghiệp nhỏ vẫn có những chất liệu để truyền thông Thương hiệu Nhà tuyển dụng.

Dù đó là gì, Talent Brand tin chắc đã là văn hóa thì doanh nghiệp nào cũng sẽ tồn tại những nét độc đáo và khác biệt mà chỉ doanh nghiệp đó mới có. Hãy xác định văn hóa đó là gì và trình bày rõ ràng EVP – Employee Value Proposition (Định vị giá trị nhân viên) với các ứng viên tiềm năng phù hợp với văn hóa đó. Điều tiên quyết là hãy luôn nói sự thật, đừng cố trở thành một hình ảnh không đúng với giá trị mà doanh nghiệp hướng đến hay sao chép hoàn toàn những gì công ty khác đang làm.

Xem thêm khóa học Employer Branding Planning để thực hành lập kế hoạch chiến lược truyền thông Thương hiệu Nhà tuyển dụng: https://talentbrand.vn/eb-learning-hub/

2. Doanh nghiệp với tỷ lệ nghỉ việc thấp không cần làm Thương hiệu Nhà tuyển dụng, chỉ những doanh nghiệp khó tuyển người mới đặc biệt quan tâm

Tỷ lệ luân chuyển nhân viên thấp có nghĩa là nhân viên của bạn có xu hướng gắn bó lâu dài với công ty, điều này có thể cho thấy sự hài lòng, lòng trung thành và sự gắn kết cao. Do không có nghỉ việc nên sẽ không có tuyển dụng mới. Không có tuyển dụng mới thì không cần làm Thương hiệu Nhà tuyển dụng.

Sự thật là:

Tỷ lệ luân chuyển nhân viên thấp cũng có thể hiểu là công ty của bạn không có lực lượng lao động kế thừa, năng suất kém và ngại thay đổi, điều này có thể hạn chế sự đổi mới sáng tạo, đa dạng và tăng trưởng.

Quay trở lại với lợi ích của Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng), chúng ta không làm thương hiệu chỉ để tuyển dụng ứng viên.

Thương hiệu Nhà tuyển dụng là một hoạt động để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng cho doanh nghiệp, và có thể là cả thị trường sản phẩm và ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động ở cả hiện tại và tương lai. Với cách truyền thông đúng và chân thật về những gì mà ứng viên, nhân viên, và cả cựu nhân viên đang được trải nghiệm về môi trường làm việc, những ứng viên mục tiêu sẽ có thiện cảm với hình ảnh doanh nghiệp, từ đó theo dõi và ghi nhớ khi có ý định chuyển đổi cơ hội làm việc. Đồng thời, việc làm Thương hiệu Nhà tuyển dụng đúng cách và chân thật, xuất phát điểm là insideout (từ bên trong ra bên ngoài) sẽ khiến nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc và gắn kết hơn, khuyến khích chính nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu để giới thiệu và ủng hộ doanh nghiệp. Hiện nay, đây được xem là một cách làm bền vững cho Thương hiệu.

3. Thương hiệu đã có sản phẩm, dịch vụ tốt chỉ cần “rung đùi” Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng) sẽ tự động tốt theo

Nhiều thương hiệu đã có sản phẩm, dịch vụ tiếng tăm trên thị trường nhưng không có nghĩa tất cả họ đều hoàn hảo, không có thiếu sót về văn hóa doanh nghiệp, phúc lợi hoặc linh hoạt trong sự lựa chọn cho nhân viên. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy được qua các bình luận và đối thoại trên mạng xã hội, đánh giá, truyền miệng hoặc bản thân ứng viên, nhân viên trải nghiệm sẽ nhận ra.

Thương hiệu kinh doanh tốt là nền tảng vững chắc để xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.

Sự thật là:

Thương hiệu Kinh doanh tốt sẽ là một điểm xuất phát tốt để gây dựng lòng tin cho những khách hàng và ứng viên tiềm năng khi biết đến, tiếp xúc, và sử dụng. Thương hiệu kinh doanh tốt thật sự đóng góp cho xây dựng hình ảnh Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng) tích cực của chúng ta.

Tuy nhiên, việc cạnh tranh gay gắt trong thị trường lao động hiện nay khiến việc này đúng nhưng chưa đủ. Trước việc nhân viên có nhiều sự lựa chọn hơn, họ cũng sẽ dành thời gian tìm hiểu công ty và đánh giá công ty sâu hơn. Vì vậy, những gì bạn làm với khách hàng, bạn cũng phải đảm bảo rằng chất lượng với nhân viên cũng sẽ tương xứng. Nếu nhân viên bạn phải làm tăng ca thường xuyên trong tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất, chỉ để làm hài lòng khách hàng thì việc này có thể gây ra tình trạng giảm sự hài lòng của nhân viên, tạo khủng hoảng truyền thông, và hình ảnh không tốt đến với những ứng viên tiềm năng. Sản phẩm của bạn từ đó cũng có thể bị đánh giá kém đi. Không một khách hàng nào muốn mua sản phẩm từ một công ty có danh tiếng bóc lột nhân viên.

Talent Brand cho rằng, Thương hiệu Nhà tuyển dụng cũng được xem là một sản phẩm của công ty, và cần phải có chiến lược cụ thể và truyền thông đúng cách thì mới tiếp cận được với đúng ứng viên mục tiêu.

4. Để thương hiệu chân thực, cần đẩy mạnh nội dung có hình ảnh nhân viên

Trong năm 2024, khi xu hướng “Authenticity” lên ngôi, chúng ta thấy các tổ chức dần dịch chuyển từ các nội dung tô điểm hào nhoáng về môi trường làm việc và triết lý công ty sang các dạng nội dung có sự xuất hiện và tương tác nhiều hơn với nhân viên như Lời chứng thực (Testimonial), Cảnh đằng sau hậu trường (Behind the scenes), Nội dung do người dùng tạo (User-generated content). Những hoạt động trên có thể được xem là một chiến thuật làm Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng) 0 đồng (Zero Budget) và phản ánh được tính chất thật của nội tại doanh nghiệp.

Sự thật là:

Sự xuất hiện của nhân viên góp phần tạo nên tính chân thực cho nội dung, nhưng đó chỉ là một phần trong bức tranh tổng thể.
  • Chia sẻ những câu chuyện “cây nhà lá vườn”, “có gì nói đấy” về nhân viên và văn hóa công ty là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu thiếu đi sự tinh tế và định hướng, những thông tin này có thể trở nên “trần trụi”, thiếu chuyên nghiệp và phản tác dụng. Vì vậy, việc hướng dẫn nhân viên và lãnh đạo cách làm thương hiệu cá nhân và chia sẻ thương hiệu doanh nghiệp thế nào là điều cần thiết. Nhân sự làm Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng) nên có những cơ chế hoặc bảng hướng dẫn, tránh dẫn đến việc chia sẻ những điều gây bất lợi, không kiểm duyệt hay thông tin bảo mật dẫn đến khủng hoàng truyền thông.
  • Xin lưu ý rằng, khi sử dụng hình ảnh của nhân viên, hãy đảm bảo thông qua sự đồng ý của chính nhân viên đó. Đừng quên tuân thủ điều khoản về tính bảo mật và bảo vệ hình ảnh cá nhân nhé!

Tổng kết

Mỗi công ty hình thành Thương hiệu Nhà tuyển dụng một cách tự nhiên nhất ngay từ những điểm chạm trải nghiệm với ứng viên, nhân viên, và cựu nhân viên. Có điểm tốt và có cả những điểm chưa hoàn thiện, nhưng trên hết, đó là nét độc đáo của doanh nghiệp và sẽ thu hút được những ứng viên tiềm năng phù hợp. Quyết định triển khai chiến lược Thương hiệu Nhà tuyển dụng nên bắt đầu với việc hiểu đúng và hiểu đủ khái niệm này. Doanh nghiệp nào cũng cần xác định được Thương hiệu Nhà tuyển dụng của mình là gì, định hướng và chiến lược, từ đó, sẽ có những chiến thuật phù hợp đi kèm.

Bất kể bạn đang ở giai đoạn nào trong hành trình xây dựng Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng), Talent Brand luôn sẵn sàng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có đủ năng lực để tư vấn và hỗ trợ triển khai chiến lược một cách bài bản và hiệu quả. Theo dõi thêm các bài viết tiếp theo để tìm hiểu những chia sẻ về Thương hiệu Nhà tuyển dụng từ kinh nghiệm thực tế của Talent Brand nhé!

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC

Employer Branding Academy

Xây dựng nền tảng kiến thức hoàn chỉnh về Employer Branding