fbpx

Làm mới Employer Branding với 3 chiến thuật của B2C

Subscribe on LinkedIn

Làm mới Employer Branding với 3 chiến thuật của B2C

Trong B2C, khách hàng (hay còn gọi là người dùng cuối cùng) chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp mong muốn hướng đến. Do đó,  các chiến thuật truyền thông mà B2C đã và đang sử dụng luôn tập trung vào việc xây dựng uy tín, quảng bá về lợi ích cũng như đánh vào cảm xúc của khách hàng khi được sở hữu sản phẩm. Tương tự như vậy, nếu muốn làm mới Employer Branding và chinh phục nhân tài, doanh nghiệp cũng sẽ đi trên hành trình lâu dài dựa với 3 yếu tố chính:

  • Xây dựng hình ảnh Thương hiệu Nhà tuyển dụng
  • Quảng bá về môi trường làm việc & phúc lợi đi kèm
  • Những câu chuyện thành công từ cá nhân cho đến lợi ích vì cộng đồng

B2C là viết tắt của từ Business to Consumer – chỉ những doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. 

Sự thật cho thấy, hành trình tìm việc không chỉ dừng lại ở trải nghiệm ứng tuyển như đơn thuần lựa chọn một sản phẩm, mà còn mang tính phức tạp hơn bởi những giá trị văn hoá cũng như quá trình tương tác với doanh nghiệp sau đó. 

Đối với người làm Nhân sự, đây có thể là một thử thách không hề nhỏ. Bởi nhân tài hiện nay đang tìm kiếm những giá trị mới mẻ và nhiều màu sắc hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Vậy, làm thế nào để nhà tuyển dụng có thể tạo nên nội dung thu hút nhân tài nhưng vẫn đảm bảo không xa rời khỏi những giá trị văn hoá của công ty?

Mời Anh Chị HR cùng tham khảo 3 chiến thuật B2C dưới đây để mang đến “làn gió mới” cho hành trình Employer Branding của mình. 

Hãy sáng tạo và không ngừng thử nghiệm

Đôi khi, trong Employer Branding, chúng ta thường có những quy tắc “bất thành văn” liên quan đến việc minh bạch về thông tin. Vì vậy, người làm Nhân sự có thể cảm thấy bị giới hạn về khả năng sáng tạo và truyền tải thông điệp. Đôi khi, sáng tạo không nằm ở việc đưa ra những nội dung mới lạ mà nằm ở cách chúng ta trình bày chúng. 

Employer Branding

Chẳng hạn như, thay vì thể hiện những phúc lợi theo dạng liệt kê trên một poster duy nhất, chúng ta có thể tạo thành một album “Những món quà khi gia nhập cùng công ty ABC”. Đồng thời, bên cạnh những yếu tố màu sắc của thương hiệu, hãy thử những hình ảnh hoặc biểu tượng năng động và hiện đại hơn. 

Cách doanh nghiệp thử nghiệm những phương thức truyền tải thông tin mới sẽ phần nào đo lường được mức độ quan tâm cũng như cách ứng viên nhìn nhận về Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn, từ đó mới bắt đầu có những điều chỉnh để tối ưu nội dung. 

Employer Branding

Am tường nghệ thuật “bắt trend”

Hiện nay, rất nhiều Thương hiệu Nhà tuyển dụng đã trở thành chuyên gia trong việc nắm bắt xu hướng không thua kém bất cứ một marketer nào trong lĩnh vực B2C. Kết quả ấy bắt nguồn từ chính việc tham khảo những chủ đề mà ứng viên đang bàn tán thông qua mạng xã hội để chuyển đổi vào nội dung truyền thông. 

Đôi khi, Nhân sự có thể cảm thấy hơi khó khăn một chút trong việc “bắt trend” so với B2C bởi điều này liên quan trực tiếp đến văn hoá doanh nghiệp cũng như nhóm ứng viên mà họ cần tiếp cận. Do đó, đây vẫn là một sự lựa chọn mang tính khuyến khích mà Nhân sự có thể cân nhắc áp dụng, đặc biệt là vào mùa lễ hội. Bởi đây là thời điểm thường bùng nổ xu hướng giải trí và những thông tin mới mẻ. 

Trong thời đại số hiện nay, mỗi cá nhân đều có ít nhất một tài khoản mạng xã hội. Vì vậy, chỉ cần dành một chút thời gian để ý đến những sự kiện đang diễn ra trong ngày, chúng ta có thể vô tình tìm thấy vô vàn ý tưởng để triển khai sự kiện nội bộ, những câu nói mà giới trẻ đang truyền tai nhau để phục vụ cho tin tuyển dụng. Hơn thế nữa, những câu chuyện nghề cũng là một cách để Nhân sự gợi ý về cơ hội phát triển tại tổ chức. 

Xác định đâu là trend và thẩm định độ phù hợp của trend so với Thương hiệu Nhà tuyển dụng cần phải được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Do đó, Nhân sự không cần quá vội vàng trong việc phải ngay lập tức thử nghiệm nhiều trend khác nhau vì có thể sẽ khiến ứng viên không định hình được tính cách của doanh nghiệp. 

Bước đầu tiên mà Nhân sự nên làm chính là tham khảo từ chính đối thủ của mình trên thị trường tuyển dụng, thường xuyên cập nhật những xu hướng quảng cáo của B2C để tìm hiểu cách họ truyền tải thông tin. Bên cạnh đó, Nhân sự cũng có thể thực hiện một số những bài đăng đơn giản trong group nội bộ của doanh nghiệp, tham vấn ý kiến từ phòng Marketing để đánh giá thêm về tương tác trước khi truyền thông ra bên ngoài.

Khai thác sức mạnh của storytelling

Nếu như những hình ảnh vui tươi, dí dỏm và “trend” không tương thích với Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn, vẫn còn một cách khác để đến gần hơn với những điều ứng viên đang tìm kiếm, đó chính là storytelling. 

Vì vậy, hiểu những nguyên tắc cơ bản và khai thác được sức mạnh của storytelling trong quá trình xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng sẽ giúp Nhân sự dễ dàng mở rộng được tập nhân tài tiềm năng cho tổ chức của mình.

Vậy, đâu là những yếu tố để kể một câu chuyện hay?

  1. Nhân vật người hùng: Ứng viên chính là mục tiêu sau cùng của bạn, vì vậy hãy tạo cho họ cảm giác mình là nhân vật chính trong câu chuyện thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh phúc lợi về lương bổng, ứng viên hiện đại cũng là những con người mong muốn trở thành một phần nhỏ của những điều lớn lao. Do đó, những câu chuyện về hành trình làm CSR cũng là một “điểm cộng” của doanh nghiệp trong mắt nhân tài.
  2. Chân thật: Nhân sự cần lưu ý rằng, hình thức kể chuyện không phải là một phương pháp tạm thời, đánh nhanh, thắng nhanh mà là cả một quá trình đi sâu vào tâm trí ứng viên một cách bền bỉ. Chính vì thế, yếu tố chân thật là một trong những điều mà chúng ta cần đặt lên hàng đầu. Nếu có thể, hãy tận dụng câu chuyện thành công từ chính các thành viên trong công ty của mình. Bởi họ là minh chứng cho những giá trị mà Thương hiệu Nhà tuyển dụng đã cam kết.

Ngoài ra, những câu chuyện về tình thầy trò, nhật ký của một dự án, … tất cả đều là hướng kể chuyện giúp chúng ta khai thác được tốt nhất môi trường làm việc và giá trị văn hoá trong công ty.

  1. Thông điệp rõ ràng: Bất kể đó là một câu chuyện đơn giản hay mang tính suy ngẫm, trước khi phát triển câu chuyện đó, chúng ta luôn cần gắn cho nó một thông điệp rõ ràng. Doanh nghiệp cần phải trả lời được câu hỏi: “Sau khi biết đến câu chuyện này, ứng viên sẽ ghi nhớ/hành động như thế nào?”
  2. Nhất quán: Một câu chuyện hay, truyền cảm hứng và chinh phục được trái tim ứng viên sẽ không có ý nghĩa gì nếu như không thể hiện được những gì mà doanh nghiệp của bạn có thể mang lại cho họ. Tương tự như trong B2C, mục đích sau cùng chính là bán sản phẩm. Đối với Thương hiệu Nhà tuyển dụng, đó chính là cơ hội gia nhập và đồng hành cùng nhau. Hãy đảm bảo câu chuyện mà bạn đang viết nên có liên hệ trực tiếp (hoặc gián tiếp) đến những giá trị Thương hiệu Nhà tuyển dụng của mình. 

Chẳng hạn như, câu chuyện về một ứng viên nhút nhát, cảm thấy khó khăn khi phải giao tiếp với đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Nhưng mỗi ngày trôi qua, các thành viên đều kiên trì gửi đi một lời chào bằng nhiều cách khác nhau. Chính sự quan tâm chân thành đó đã trở thành chiếc chìa khoá để giúp người đó khai phóng những khả năng của chính mình. Qua đó, đề cao sức mạnh của sự sẻ chia và tinh thần đội nhóm.

Có rất nhiều câu chuyện tốt đẹp vẫn đang diễn ra mỗi 8 tiếng đồng hồ khi chúng ta đến nơi làm việc, chỉ cần một chút quan sát, lắng nghe từ nhân viên của mình, có thể chúng ta sẽ tìm ra rất nhiều nguồn cảm hứng để gửi đi những thông điệp đáng giá và có ích cho ứng viên. 

Tạm kết

Tuỳ thuộc vào định vị Thương hiệu Nhà tuyển dụng cũng như đối tượng ứng viên mà HR giao tiếp, mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược truyền thông của riêng mình. Tuy nhiên, 3 chiến thuật trên cũng chính là 3 lời khuyên mà Talent Brand tin rằng bất cứ một doanh nghiệp nào cũng nên một lần tận dụng để thấu hiểu hơn điều mà ứng viên tìm kiếm. 

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho Anh Chị HR trong quá trình xây dựng chiến lược Thương hiệu Nhà tuyển dụng sắp tới. 

Trường Thanh (Theo Michael Brenner) 

Talent Brand Vietnam

Tham gia cộng đồng Employer Branding trên Linkedin và Facebook để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích qua link sau: 

Group Linkedin: http://bit.ly/3bGVAIp

Group FB: http://bit.ly/EmployerBrandingVN

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776. 

Có thể bạn quan tâm:

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC