5 nhân tố nên tập hợp trong biệt đội Employer Branding
“Trong đội ngũ Employer Branding thì nên bao gồm những nhân tố nào?” – Đây là câu hỏi khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy bối rối khi được đề cập đến.
Theo báo cáo Tương lai Thương hiệu Nhà tuyển dụng 2020, Universum đã khảo sát hơn 2.000 giám đốc điều hành cấp cao về nhận thức của họ đối với vấn đề ai là người có trách nhiệm giải trình các hoạt động xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng.
Kết quả đã vẽ ra một bức tranh khá hỗn loạn:
- 60% cho rằng trách nhiệm đó thuộc về CEOs
- 37% cho rằng Ban lãnh đạo là đội ngũ phụ trách
- 32% cảm thấy đó là lĩnh vực của HR
- 29% chuyển trách nhiệm cho các trưởng phòng và 28% trì hoãn việc truyền thông
Để vượt qua rào cản này, một số tổ chức đã chủ động tìm kiếm chuyên viên xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng nhưng đối với nhiều công ty khác, đây không phải là khoản đầu tư khả thi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những nỗ lực xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng hoàn toàn bị bỏ lỡ.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 nhóm giá trị định vị Thương hiệu Nhà tuyển dụng
- 4 bước đánh giá Employer Brand hiệu quả cho HR
- 7 ý tưởng làm Employer Branding đơn giản cho Startup
Doanh nghiệp vẫn có thể xây dựng đội ngũ Employer Branding nội bộ từ các nguồn lực hiện có và đảm bảo chiến lược phát triển Thương hiệu Nhà tuyển dụng của tổ chức được triển khai bài bản.
Để giúp doanh nghiệp bắt đầu, dưới đây là 5 nhân vật chính mà bất kỳ đội ngũ Employer Branding nội bộ nào cũng cần để phối hợp cho một chiến lược thành công.
Senior Leaders
Kế hoạch xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng sẽ kém hiệu quả nếu không phù hợp với định vị của tổ chức. Do đó, đội ngũ Employer Branding cần có khả năng thấu hiểu các mục tiêu và kỳ vọng của tổ chức.
Sự góp mặt của Senior Leaders sẽ giúp nhóm được định hướng một cách tốt hơn. Trước khi bất kỳ công việc nào bắt đầu, Senior Leaders nên cung cấp cách thức cho nhóm của mình dưới dạng kế hoạch tăng trưởng ngắn hạn, dài hạn và bất kỳ nhu cầu nhân sự nào liên quan.
Recruiters/Talent Acquisition
Các chuyên viên tuyển dụng và thu hút nhân tài là nhóm nhân sự đang ở tuyến đầu trong nỗ lực tuyển dụng của doanh nghiệp. Họ được giao nhiệm vụ giới thiệu công ty và giao tiếp trực tiếp với những người nộp đơn cũng như các ứng viên thụ động. Họ đang trả lời những câu hỏi hóc búa và nhận được thông tin chi tiết từ những người được phỏng vấn mỗi ngày. Nói một cách đơn giản, họ hiểu các ứng viên tiềm năng hơn bất kỳ ai khác.
Nhóm tuyển dụng và thu hút nhân tài có thể cung cấp cho đội Employer Branding những phản hồi chân thực nhất từ nhân tài mục tiêu. Vì vậy, hãy phát triển một quy trình chuẩn hóa để các nhà tuyển dụng ghi chú và chia sẻ phản hồi mà họ nhận được từ các ứng viên với những người còn lại trong nhóm.
Đây là dữ liệu nghiên cứu thị trường vô giá và nên được sử dụng để thúc đẩy nỗ lực xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng của doanh nghiệp.
Marketing
Dựa trên định hướng và chân dung của nhóm ứng viên mục tiêu, đội Marketing có tất cả những chiến thuật sáng tạo cần thiết để hỗ trợ nhóm làm Employer Branding.
Bằng những phương pháp quảng bá tương tự như với khách hàng, đội Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa thông điệp đến với đúng đối tượng vào đúng thời điểm và tạo ra trải nghiệm ứng viên hiệu quả.
Ngoài ra, sự hợp tác giữa Thương hiệu sản phẩm và Thương hiệu Nhà tuyển dụng luôn mang lại hiệu ứng tích cực và tăng thiện cảm trong cả cộng đồng khách hàng lẫn nhân tài.
IT/ Development
79% những người tìm việc gần đây đã sử dụng các tài nguyên – thông tin trực tuyến trong tìm kiếm việc làm và 34% cho biết đây là nguồn quan trọng nhất mà họ sử dụng. (Theo Pew Research Center)
Với tầm quan trọng của việc tuyển dụng trực tuyến hiện nay, các nỗ lực xây dựng Thương hiệu Nhà tuyển dụng cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp với thế giới số. Sở hữu một lập trình viên trong đội ngũ Employer Branding sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được những bài toán như:
- Độ thân thiện của website tuyển dụng
- Độ hiệu quả của các bước ứng tuyển qua nền tảng trực tuyến
- Độ thuận tiện của các bước truy cập thông tin
Bên cạnh đó, lập trình viên cũng có thể hỗ trợ nhóm xây dựng các hoạt động tương tác đơn giản như minigame, chụp ảnh qua công nghệ VR để khuyến khích nhân viên và ứng viên tiếp cận với Thương hiệu Nhà tuyển dụng một cách gần gũi hơn.
Community Management
Nếu ứng viên không tương tác với những nội dung doanh nghiệp đăng tải, thì sẽ không có gì xảy ra sau đó. Để đảm bảo nội dung truyền thông tạo được sự chuyển đổi, doanh nghiệp cần một người quản trị cộng đồng nhân tài. Đây là nhân tố trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trả lời tin nhắn từ ứng viên
- Phản hồi bình luận và báo cáo vi phạm
- Kêu gọi sự tham gia của nhân viên nội bộ
- Đánh giá và quản lý thời gian truyền thông
- …
Đôi khi, doanh nghiệp cũng cần hợp tác với các trang báo PR, câu lạc bộ và quản trị viên của các nhóm tuyển dụng trên mạng xã hội để lấp vào vai trò này.
Tạm kết
Bằng cách tận dụng nguồn lực hiện có một cách linh hoạt, không có lý do gì để doanh nghiệp phải trì hoãn việc triển khai truyền thông Thương hiệu Nhà tuyển dụng của mình. Nhưng giống như bất kỳ phòng ban nào khác, thành công sẽ phụ thuộc vào việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng, tập hợp các bộ kỹ năng phù hợp và phát triển một kế hoạch có thể đo lường kết quả một cách tối ưu.
Sự hợp tác giữa nhiều vai trò ở đa dạng phòng ban vẫn là cách mà Talent Brand khuyến khích doanh nghiệp thực hiện. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho Anh Chị HR và Quản lý doanh nghiệp trong việc tập hợp các nhân tố trong Employer Branding hiệu quả.
Nguồn: Theo John Beyer – builtin.com
Chuyển thể: Trường Thanh – Talent Brand Vietnam
Kết nối với chúng tôi tại đây hoặc tham gia cộng đồng Employer Branding để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích.
Bạn cũng có thể tìm hiểu về khóa học Employer Branding 101 qua link sau: https://talentbrand.vn/employer-branding-training/
Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.