Thực tế, con người đang sống trong kỷ nguyên của cá nhân hóa. Trong lĩnh vực nhân sự, cá nhân hóa Employee Engagement (Personalize Employee Engagement) sẽ là yếu tố quan trọng để nâng cao sự gắn kết của nhân viên với công ty. Cùng Talent Brand Vietnam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của Cá nhân hóa Employee Engagement
Quan tâm tới yếu tố con người là nguyên tắc “vàng” góp phần mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Mỗi con người là một cá thể riêng biệt có những mong muốn và yêu cầu khác nhau, điều này không còn mới. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ đã giúp việc cá nhân hóa trải nghiệm nhân viên trở nên khả thi, nâng cao hiệu suất làm việc.
Khi cá nhân hóa Employee Engagement trong chiến lược nhân sự, các tổ chức phải điều chỉnh các chính sách của họ để phù hợp với từng cá thể. Từ đó, mỗi nhân viên đều cảm thấy được chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt (Diversity & Inclusion), nâng cao sự gắn bó với công ty, và tìm thấy giá trị công việc.
Xem thêm: 5 cách hiện thực hóa môi trường Diversity & Inclusion cho doanh nghiệp
Đồng thời, cá nhân hóa nhu cầu và mong muốn sẽ giúp nhân viên phát triển được tiềm năng và sở trường của bản thân, từ đó cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ trong ngành, đóng góp hiệu suất cho doanh nghiệp.
Tại sao cá nhân hóa Employee Engagement sẽ là xu hướng
Cá nhân hóa là một xu hướng mới nảy sinh từ bối cảnh làm việc hiện đại, có thể kế đến như:
Môi trường làm việc không còn chỉ là ở văn phòng
Không còn bị ràng buộc bởi không gian, công việc ngày nay được định hình bởi công nghệ và các giá trị chung của doanh nghiệp. Nhân viên có thể linh hoạt thời gian và địa điểm để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nhu cầu phát triển sự nghiệp mang tính cá nhân
Ngày nay, sự nghiệp của nhân viên không còn bị ràng buộc bởi các bậc thang nghề nghiệp cố định mà phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn của chính họ. Nhân viên có thể lựa chọn hướng đi, mục tiêu, vai trò, và kỹ năng phù hợp với sở thích, khả năng, và hoàn cảnh của họ.
Thế hệ lao động mới – GenZ
Nhân viên thế hệ Z không chỉ quan tâm đến thu nhập hay thăng tiến, mà còn đến môi trường làm việc linh hoạt (hybrid work) và tiếng nói trong công việc. Bên cạnh đó, thế hệ này tìm kiếm môi trường làm việc thân thiện, hỗ trợ, và phát huy khả năng của bản thân.
Xây dựng môi trường làm việc cá nhân hóa Employee Engagement
Một số yếu tố quan trọng cần được chú ý khi doanh nghiệp của bạn muốn tăng cường sự gắn bó với nhân viên theo phong cách cá nhân hóa là:
Bắt đầu từ quy trình tuyển dụng
Để tạo ra sự gắn kết giữa nhân viên và công ty, không chỉ cần chú trọng đến quá trình đào tạo mà còn phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng.
Lúc này, Recruitment Marketing trở nên quan trọng. Một ứng viên sẽ có cảm tình với công ty ngay từ khi thấy thông tin tuyển dụng và quyết định ứng tuyển.
Do đó, các công ty cần xác định rõ ràng các kỹ năng và năng lực cần thiết cho mỗi vị trí, đồng thời thêm vào một số yếu tố thu hút để làm nổi bật chức năng của công việc.
Tái định nghĩa về môi trường làm việc cá nhân hóa Employee Engagement
Ngày nay, bàn làm việc chung hay thời gian làm việc cố định 9-5 sẽ là nhân tố cản trở người lao động phát huy tối đa năng suất. Bên cạnh đó, hybrid hay remote work trở thành chất liệu thu hút nhân tài của hoạt động Employer Branding tại nhiều công ty.
Xem thêm: Lean Employer Branding – Giải pháp xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng trong thời suy thoái
Công ty có thể thích nghi bằng cách cho nhân viên quyền lựa chọn làm việc ở đâu, khi nào và như thế nào, để phát huy tối đa năng lực sáng tạo. Bên cạnh đó là sự lắng nghe ý kiến của nhân viên về mọi thứ liên quan đến không gian làm việc, từ nội thất, tủ đồ, phòng họp, v.v.
Cá nhân hóa hoạt động L&D
Để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, hoạt động L&D đóng vai quan trọng. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng có cùng trình độ kiến thức và mong muốn khi tham gia các khóa học doanh nghiệp thiết kế.
Mỗi nhân viên đều có lộ trình sự nghiệp và mục tiêu học tập riêng. Vì vậy, các tổ chức cần tạo ra một trải nghiệm học tập cá nhân hóa, phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên. Có thể nói, cá nhân hóa Employee Engagement trong lĩnh vực L&D giúp đảm bảo sự gắn kết và phát triển bền vững của đội ngũ nhân sự.
Thay đổi phong cách quản lý từng nhân viên
Tương tự với cách nhân viên làm việc và học tập, cơ cấu tổ chức và loại công việc cũng cần được cá nhân hóa. Điều này đòi hỏi các tổ chức phải có nhiều cấp quản lý khác nhau, phù hợp với sự mong muốn của nhân viên.
Ví dụ: Một số người thích được quản lý chặt chẽ và nhận phản hồi tích cực, trong khi một số người khác thích tự do và tự quyết.
Ngoài ra, các tổ chức cũng phải phân bổ nhiệm vụ theo kỹ năng và sở thích của từng người. Điều này giúp tăng cường gắn kết, động lực và năng suất của nhân viên.
Xem thêm: EVP là gì? Bí quyết tạo ra thoải nam châm thu hút nhân tài
Cá nhân hóa Employee Engagement tạo ra sự gắn kết, giá trị và quyền lực cho nhân viên. Điều này có thể trở thành EVP cho các tổ chức có lực lượng lao động gắn kết cao. Từ đó xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà tuyển dụng và người lao động.