1. Suy thoái kinh tế tác động lên ngành nhân sự như thế nào?
Với nguồn lực ngân sách ngày càng thu hẹp do suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp chọn tập trung vào việc làm thế nào để giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả vận hành doanh nghiệp. Do hiệu quả khó đo lường trong ngắn hạn và chi phí linh động, ngân sách cho Employer Branding thường là mục tiêu cắt giảm đầu tiên trong các khoản chi tiêu khác như vận hành, sản xuất. Điều này khiến bộ phận Nhân sự gặp không ít khó khăn trong việc sáng tạo, thực hiện, đánh giá và giải quyết các vấn đề liên quan đến Employer Branding, khối lượng công việc cũng từ đó mà tăng lên.
Xem thêm: Tiết kiệm chi phí Employer Branding thông qua Career Site & Email MKT
Dù thắt chặt ngân sách là điều cần thiết để vượt qua khó khăn, nhưng nếu bỏ qua hay ngừng đầu tư cho thương hiệu nhà tuyển dụng thì doanh nghiệp có thể đánh mất sự quan tâm và ấn tượng của nhân tài đối với thương hiệu và hoạt động tuyển dụng trong lâu dài. Lúc này, phương pháp tổ chức LEAN sẽ giúp doanh nghiệp đạt được cả 2 mục đích: xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng song song với nhu cầu cắt giảm tinh gọn.
2. Phương pháp tổ chức LEAN là gì?
Phương pháp quản lý tinh gọn (Lean) bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota (TPS) của Nhật Bản, được nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới áp dụng thành công.
Lean là một mô hình cải tiến liên tục quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của một tổ chức, bằng cách tạo giá trị theo góc nhìn của khách hàng và loại bỏ những lãng phí. Lean giúp tận dụng các nguồn lực, rút ngắn thời gian chu trình và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đúng yêu cầu của khách hàng mà không có sự lãng phí nào.
3. Yếu tố trụ cột tạo nên LEAN là gì?
Hai nền tảng của LEAN là đặt con người lên hàng đầu và liên tục cải tiến.
Yếu tố cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là quá trình tìm kiếm các cách thức để tối ưu hóa công việc, giảm thiểu lãng phí, nâng cao tốc độ và chất lượng trong việc mang lại giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng. Điều này đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực không ngừng của mọi người trong tổ chức hay doanh nghiệp để loại bỏ lãng phí để làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời nâng cao tốc độ mang lại giá trị.
Xem thêm: 5 gợi ý cải thiện thiết kế Employer Branding
Lấy con người làm trọng tâm
Sự tôn trọng lẫn nhau là yếu tố thứ hai của LEAN. Phương pháp này hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp rằng con người là chiến lược quan trọng để loại bỏ lãng phí. Các tổ chức tinh gọn thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người ở mọi phần trong chuỗi giá trị đó.
4. Tại sao nên áp dụng LEAN vào Employer Branding?
Tư duy Lean không chỉ được áp dụng cho quy mô doanh nghiệp hay trong lĩnh vực sản xuất mà có thể áp dụng ngay trong hoạt động Employer Branding. Thay vì mất nhiều thời gian, ngân sách vào việc lập kế hoạch, người làm Employer Branding có thể thực hiện nghiên cứu vừa đủ và bắt tay vào triển khai để kiểm chứng hoạt động nào, kênh truyền thông hay nội dung nào mang lại hiệu quả nhất …
Lấy ví dụ như, bạn đang triển khai kế hoạch Employer Branding với mục đích tăng mức độ tương tác ứng viên, nâng cao nhận thức về thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Theo tư duy truyền thống, điều đầu tiên mà người đảm nhiệm thường làm là phải xây dựng một kế hoạch Employer Branding bài bản, bao gồm liệt kê ra các mục tiêu, những hoạt động thực thi, ước tính ngân sách rồi tập trung vào bám sát theo kế hoạch đó. Nhân sự khi tiến hành công việc sẽ dựa trên kinh nghiệm có được từ trước, các quyết định được đưa ra chỉ khi có đầy đủ dữ liệu.
Xem thêm: 04 bước xây dựng chiến lược Employer Branding
Nhưng với Lean, bạn sẽ bắt đầu từ việc thực hiện một chiến dịch Employer Branding khả dụng tối thiểu (Minimum viable Employer Branding) – chỉ bao gồm những hoạt động chứa đủ những thông điệp quan trọng nhất như EVP để lấy phản ứng từ nhân tài, sau đó quay lại với kế hoạch ban đầu và chỉnh sửa dựa theo phản hồi thu nhận được. Lúc này, nhân sự thực hiện sẽ liên tục học hỏi, nhanh chóng đưa ra các quyết định dựa trên lượng dữ liệu đủ dùng nên tốc độ triển khai cũng nhanh hơn.
4. Kết luận
Bằng cách tập trung vào những yếu tố, hoạt động cốt lõi và liên tục theo dõi để cải tiến trong giai đoạn đầu, Lean sẽ giúp xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả và đáng tin cậy, tránh lãng phí quá nhiều vào những hoạt động không phù hợp với tình hình thị trường.
Xem thêm: Checklist của một chiến lược Thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc cắt giảm hoặc đơn giản hóa các quy trình và hoạt động trong Lean Employer Branding cần được xem xét cẩn thận để đảm bảo không ảnh hưởng hay suy giảm sút thương hiệu Nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy làm theo tư duy của Lean, đó là thử nghiệm ở quy mô nhỏ, những hoạt động nhỏ trước khi mở rộng. Ví dụ, đặt mục tiêu viết một số bài nhất định trong vòng 1 tháng, không cần quan tâm quá nhiều đến chất lượng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp những thông tin cơ bản quan trọng, sau đó phân tích và cải thiện những bài viết có các chỉ số tốt để tăng cường ưu thế của mình.