fbpx

Employee Generated Content: Đặc sản cho Employer Branding

Subscribe on LinkedIn

Employee Generated Content: Đặc sản cho Employer Branding

Employee Generated Content là một thuật ngữ chuyển thể từ User Generated Content (viết tắt là UGC). User Generated Content – nội dung do người dùng tự sản xuất có thể là những bình luận, đánh giá, check-in địa điểm hoặc bài đăng (text, ảnh, video,..) liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc những địa điểm du lịch mà người dùng trải nghiệm. 

Đã qua rồi thời đại truyền thông một chiều, giờ đây mạng xã hội đã tạo ra một xã hội mở nơi cá nhân có thể tạo ra nội dung bất cứ khi nào và ở đâu. Từ đó, marketer nhận ra rằng ưu thế của mạng xã hội nằm ở tính lan truyền và tính tức thời của việc tạo ra những nội dung thu hút, nhưng điều đó chỉ thực sự thành công khi nhận được sự ủng hộ và tương tác của khách hàng.

Trong truyền thông Thương hiệu Nhà tuyển dụng, Employee Generated Content chính là tất cả nội dung do nhân viên của doanh nghiệp đăng tải, bao gồm bình luận, chia sẻ, story trên nền tảng mạng xã hội và kể cả thông tin truyền miệng (word of mouth). 

Nghiên cứu cho thấy:

  • Nội dung được chia sẻ bởi nhân viên có mức độ tương tác cao gấp 8 lần so với nội dung được chia sẻ bởi Nhà tuyển dụng
  • Tài khoản nhân viên thường có số người theo dõi trung bình gấp 10 lần so với tài khoản doanh nghiệp
  • Bài đăng của nhân viên có khả năng được chia sẻ lại gấp 24 lần một bài đăng từ nhà tuyển dụng

Bài viết dưới đây của Talent Brand sẽ gợi ý bí quyết để Nhân sự có thể khuyến khích nhân viên của mình tạo ra nội dung nhằm nâng cao chất lượng Thương hiệu Nhà tuyển dụng trên hành trình thu hút và giữ chân nhân tài.

#1 – Tạo ra chương trình đào tạo và chính sách chia sẻ nội dung cho nhân viên

Không một ai có thể hiểu rõ về Thương hiệu Nhà tuyển dụng hơn chính nhân viên của bạn. Khi bạn để nhân viên của mình tham gia vào quá trình sáng tạo nội dung, điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Họ nắm bắt thông điệp tuyển dụng của công ty chỉ đơn giản vì bạn đã trao quyền cho họ trở thành một phần trong thông điệp của bạn.

Tạo ra chương trình đào tạo và chính sách chia sẻ nội dung cho nhân viên là một cách tiếp cận tốt hơn nhiều so với việc để nhân viên của bạn hoạt động tự do trên mạng xã hội hoặc mở ra một không gian chia sẻ khép kín – nơi mà bạn cần phải tiêu tốn thời gian để kiểm duyệt nội dung cho phép đăng tải. 

Bằng cách tạo ra chính sách, lãnh đạo và cả nhân viên của bạn sẽ nhận thấy rằng đây là một chiến lược thiết yếu và tất cả đều đóng vai trò quan trọng cũng như chịu trách nhiệm với nội dung mình tạo ra. Hãy thường xuyên tổ chức những buổi trò chuyện cũng như gợi ý cho nhân viên của bạn những nội dung nào mà họ có thể đăng tải (ví dụ như ngày đầu tiên đi làm, hoạt động đội nhóm, hay một nhiệm vụ vừa hoàn tất…) và khuyến khích việc sử dụng hashtag doanh nghiệp trong những nội dung kể trên. 

#2 – Khởi động nội dung với một nhân viên có trải nghiệm tốt

Khi bạn khởi chạy chiến lược nội dung do nhân viên tạo ra, việc tìm đúng nhân viên để bắt đầu là một bước đi cần thiết đảm bảo sự thành công. Hãy tìm đến những “đại sứ thương hiệu” – những người luôn ủng hộ doanh nghiệp, có nhiều chuyên môn về những chủ đề xoay quanh Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn hoặc rất tích cực trên phương tiện truyền thông xã hội, vì họ chính là những người sẽ quan tâm đến việc xây dựng nội dung tốt hơn, bao gồm cho cả hình ảnh thương hiệu cá nhân của họ trên hành trình sự nghiệp. Đây chính là cách bạn thuyết phục nhân viên của mình tham gia vào chiến lược nội dung do nhân viên tạo nên. 

Bạn có thể bắt đầu bằng việc sử dụng blog nội bộ hoặc group riêng tư để những nhân viên có tầm ảnh hưởng chia sẻ nội dung, đó có thể là một câu nói truyền cảm hứng, một vài những kỷ niệm thú vị hoặc chia sẻ cách để giải quyết công việc. Vì sao những nội dung này khi được chia sẻ bởi nhân viên sẽ hiệu quả hơn fanpage doanh nghiệp?
Lý do là vì người dùng giờ đây rất nhạy cảm với những nội dung gắn mác thương hiệu, nhưng họ sẽ không bỏ qua những trải nghiệm mang tính chân thực đến từ tiếng nói của chính người trong cuộc. 

#3 – Ghi nhận những bài đăng hiệu quả

Một số Quản lý Nhân sự sẽ phải xem kết quả rõ ràng trước khi phê duyệt triển khai một chiến lược nội dung được đề xuất từ nhân viên. Do đó, trong quá trình thử nghiệm, bạn hãy hiển thị những nội dung thực sự hiệu quả, nhận được tương tác tích cực từ phía đồng nghiệp cũng như chỉ rõ điều này có tác động như thế nào đến hình ảnh Thương hiệu Nhà tuyển dụng (nếu được công khai) để thuyết phục sếp của mình. Đồng thời, Nhân sự cũng có thể tạo ra những đề xuất giải thưởng tức thời cho những nhân viên tham gia tích cực vào quá trình xây dựng nội dung để thúc đẩy và kêu gọi nhiều nhân viên tham gia hơn.

Tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp, khi đã tạo ra được một cộng đồng đủ lớn, Nhân sự cũng cần cân nhắc đến quy trình đánh giá các yếu tố cơ bản như số chữ và độ dài, hình ảnh có thể sử dụng để tối ưu nội dung từ nhân viên của mình. Hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia sản xuất nội dung để điều chỉnh độ phù hợp nhưng vẫn giữ nguyên được “chất liệu” và văn phong mà nhân viên của bạn muốn truyền tải. Nếu không, bài viết sẽ trở thành lối mòn và dễ dàng tạo nên cảm giác sắp đặt trong mắt người đọc. 

#4 – Cởi mở với đa dạng nội dung

Chúng ta cần hiểu rằng, không phải ai cũng là một tay viết cừ khôi. Trong thời đại 4.0 như hiện nay, hãy cởi mở để nhân viên của bạn được sáng tạo định dạng nội dung của riêng họ và Nhân sự sẽ chỉ đứng ở vai trò là người hỗ trợ. Nội dung đó có thể là video, story tự quay 15 giây, hình ảnh selfie, ảnh động hoặc thậm chí là vlog về trải nghiệm “một ngày vắng sếp” chẳng hạn. Điều này cũng thúc đẩy những nhân viên thuộc hàng senior – những người không có nhiều thời gian để sáng tạo nội dung cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ theo cách tối ưu thời gian của riêng họ. 

Trong thế giới có quá nhiều nội dung được cập nhật một cách chóng mặt, cách duy nhất để Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn trở nên nổi bật không phải lúc nào cũng đến từ những ý tưởng sáng tạo được cân đo đong đếm bởi đội ngũ chuyên nghiệp mà đôi khi, đó chỉ là những khoảnh khắc “đắt giá” mà nhân viên của bạn nắm bắt được. Có thể nói, những nội dung mà họ chia sẻ luôn có giá trị đặc biệt và bạn sẽ không dễ dàng tìm thấy sự trùng lặp ở bất kỳ nơi nào khác. Ngoài ra, sự nhạy bén của người dùng hiện nay chính là một trong những lý do mà Nhân sự cần phải cân nhắc đến việc sử dụng nhiều nhân tố hơn nữa trong việc tạo ra những nội dung thật sự hữu ích và truyền cảm hứng đến ứng viên của mình. 

Một số ví dụ thành công của Employee Generated Content 

  1. Starbucks hoàn toàn chấp nhận vai trò nội dung do nhân viên tạo ra như một phần trong câu chuyện thương hiệu của công ty. Trên thực tế, Giám đốc điều hành Starbucks, Howard Schultz cho biết: “Nhân viên là những đại sứ thương hiệu thực sự của chúng tôi, người duy nhất có thể tạo ra những câu chuyện mang cảm hứng nghề nghiệp và là chất xúc tác mang đến sự hài lòng của khách hàng.” Starbucks đã tạo ra một fanpage với tên Starbucks Partners, nơi nhân viên được khuyến khích đăng nhập và chia sẻ kinh nghiệm cũng như cập nhật thông tin về các sự kiện xảy ra trong công ty.
  1. Reebok: Một công ty giày thể thao có hiểu biết sâu sắc về xu hướng tiếp thị, Reebok đã sớm bắt kịp xu hướng EGC. Năm 2015, Reebok nhận thấy rằng các nhân viên trẻ tuổi của họ thường đăng nội dung liên quan đến thói quen tập luyện của họ và mặc trang phục làm việc của Reebok. Thay vì bỏ qua những bài đăng đó, công ty đã tận dụng những bài đăng này vào chiến dịch nội dung của mình. Những bài đăng trên đã tạo nên làn sóng tương tác hiệu quả đến từ cả khách hàng lẫn ứng viên và giúp cổ phiếu của Reebok gia tăng đáng kể.
  2. IBM dẫn đầu thị trường công nghệ từ chính nội dung do nhân viên tạo ra. Nội dung do nhân viên của IBM tạo ra không chỉ xuất hiện trên blog chính thức của họ mà còn trên trang Linkedin chính thống của công ty và cả hồ sơ LinkedIn của nhân viên. Với những chia sẻ chân thực từ những con người có tư duy tiên tiến xuất hiện thực tế mỗi ngày trên diễn đàn và mạng xã hội, công ty đã dẫn đầu trên toàn thế giới về thị phần AI và truyền cảm hứng cho rất nhiều ứng viên tiềm năng gia nhập vào doanh nghiệp của mình. 

Tạm kết

Trong những năm tới, nội dung do nhân viên tạo dường như trở nên quan trọng hơn cả khi Thế hệ Z và các thế hệ tiếp theo bắt đầu chủ động hơn trên hành trình tìm kiếm sự nghiệp của riêng mình. Những doanh nghiệp đón đầu xu hướng Employee Generated Content có thể dễ dàng bắt kịp tâm lý của ứng viên trên hành trình đó. Đồng thời, những nội dung đến từ nhân viên của bạn cũng là một cách hữu ích để xây dựng lòng tin và kết nối nhân viên cũng như cựu nhân viên về trải nghiệm văn hóa tại công ty sau này. 

Mong rằng bài viết trên sẽ mở ra cho Nhân sự những hướng đi phù hợp để tạo nên chiến lược truyền thông Thương hiệu Nhà tuyển dụng thực sự thành công và hiệu quả. 

Trường Thanh 

 Talent Brand Vietnam

Tham gia cộng đồng Employer Branding trên Linkedin và Facebook để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích qua link sau: 

Group Linkedin: http://bit.ly/3bGVAIp

Group FB: http://bit.ly/EmployerBrandingVN

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776. 

Có thể bạn quan tâm:

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC