Trong số vừa rồi của chuỗi Talent Brand Talk, chúng ta đã khám phá vai trò quan trọng của văn hoá học tập trong việc thúc đẩy sự thành công của tổ chức, đồng thời chia sẻ những góc nhìn từ các xu hướng học tập toàn cầu và đi sâu vào cách tiếp cận thực tế của AEON Việt Nam trong việc xây dựng văn hoá học tập . Không chỉ cung cấp những thông tin giàu tính học thuật mà buổi webinar còn mang lại những góc nhìn thực tiễn, giúp người tham gia có góc nhìn sâu sắc về cách các doanh nghiệp hàng đầu xây dựng và duy trì văn hoá học tập trong tổ chức của mình.
Phần 1: Tầm Quan Trọng Của Văn Hoá Học Tập
Trong phần đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của văn hoá học tập trong bối cảnh kinh doanh ngày nay. Các thống kê từ báo cáo Học tập tại Nơi làm việc của LinkedIn và Báo cáo Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường Làm việc của Talent Brand cho thấy học tập và phát triển không chỉ giúp thu hút nhân tài mà còn giữ chân những nhân viên tiềm năng. Trong một thế giới kinh doanh thay đổi nhanh chóng, tổ chức cần thích nghi và phát triển nhanh nếu muốn tồn tại và đạt lợi thế cạnh tranh. Do đó, việc xây dựng một văn hoá học tập mạnh mẽ trở thành yếu tố quyết định. Văn hoá học tập không chỉ giúp tổ chức đối phó với sự thay đổi mà còn khuyến khích sự sáng tạo và khả năng đổi mới, giúp nhân viên cảm thấy có giá trị và gắn kết hơn với tổ chức.
Phần 2: Định Nghĩa Văn Hoá Học Tập Và Các Thành Phần Chính
Tiếp theo, chúng ta sẽ định nghĩa khái niệm “Văn hóa học tập” – Ý tưởng về tổ chức học tập trở nên phổ biến chủ yếu nhờ cuốn sách “Nguyên lí thứ 5” của Peter Senge, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1990. Tổ chức học tập là một công ty luôn đề cao việc học tập của nhân viên để thích nghi với mọi biến động. Đó là nơi mọi người liên tục mở rộng năng lực của mình để tạo ra kết quả mà họ thực sự mong muốn, nơi nuôi dưỡng các mô hình tư duy mới và mở rộng, nơi khát vọng tập thể được tự do và nơi mọi người liên tục học cách học cùng nhau. Để xây dựng văn hóa học tập tại tổ chức, sự cam kết và ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao, các chính sách và chương trình hỗ trợ học tập, sự thấu hiểu và đón nhận việc học tập liên tục ở tất cả các cấp độ trong tổ chức là những yếu tố rất quan trọng để xây dựng văn hóa học tập tại tổ chức. Một tổ chức có văn hoá học tập mạnh mẽ là nơi mà sự học hỏi không chỉ dừng lại ở những buổi đào tạo chính thức mà còn diễn ra ở mọi hoạt động thường ngày. Lãnh đạo cần cam kết tạo ra một môi trường mà nhân viên cảm thấy an tâm để thử nghiệm, học hỏi từ sai lầm và không ngừng phát triển.
Phần 3: Phân Biệt Giữa Chương Trình Đào Tạo Và Văn Hoá Học Tập Thực Sự
Sau đó, chúng ta sẽ phân biệt giữa chương trình đào tạo và một văn hoá học tập thực sự. Không phải cứ có nhiều chương trình đào tạo là sẽ xây dựng được một văn hoá học tập mạnh. Điều quan trọng là cần có sự chuyển đổi hệ thống trong tư duy, hành vi, và thực hành của tổ chức. Một tổ chức có văn hoá học tập thực sự là nơi việc học tập được tích hợp vào mọi hoạt động hằng ngày, nơi sai lầm được xem như cơ hội để phát triển, và quản lý đóng vai trò như những người hướng dẫn và cố vấn. Học tập phải trở thành một phần không thể thiếu trong công việc hàng ngày, chứ không chỉ giới hạn ở các khoá học hay hội thảo. Điều này yêu cầu tổ chức phải thay đổi cách tiếp cận từ việc chỉ tập trung vào kết quả sang việc khuyến khích quá trình học hỏi và phát triển liên tục.
Phần 4: Văn Hoá Học Tập Của Microsoft – Một Ví Dụ Tiêu Biểu
Phần tiếp theo sẽ giới thiệu về văn hoá học tập của Microsoft – một ví dụ tiêu biểu trên toàn cầu. Dưới sự lãnh đạo của CEO Satya Nadella, Microsoft đã xây dựng văn hoá học tập với tư duy phát triển làm giá trị cốt lõi. Lãnh đạo của Microsoft không chỉ ủng hộ mà còn chủ động tham gia vào việc hướng dẫn, cố vấn, và học tập liên tục, từ đó thúc đẩy sự chuyển đổi cá nhân, đội nhóm và cả tổ chức. Chúng ta cũng sẽ khám phá cách Microsoft áp dụng học tập hành động để khuyến khích đổi mới và khả năng thích ứng. Bằng cách đặt tư duy phát triển làm nền tảng, Microsoft đã tạo ra một môi trường nơi nhân viên được khuyến khích đặt câu hỏi, thử nghiệm và học hỏi từ những thất bại. Văn hoá này giúp Microsoft không ngừng đổi mới và duy trì vị thế hàng đầu trong ngành công nghệ.
Phần 5: Văn Hoá Học Tập Của AEON Việt Nam
Phần năm sẽ tập trung vào văn hoá học tập của AEON Việt Nam. Chị Ngọc Thu chia sẻ góc nhìn cá nhân về cách AEON xây dựng văn hoá học tập, từ đó khuyến khích tư duy phát triển trong đội nhóm. Câu chuyện cá nhân của chị sẽ minh hoạ sức mạnh của lãnh đạo bằng hành động trong việc hình thành văn hoá tổ chức. Văn hoá học tập của AEON Việt Nam không chỉ dừng lại ở các chính sách mà còn được thể hiện qua sự cam kết của lãnh đạo, sẵn sàng lắng nghe và tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi. Điều này đã giúp AEON xây dựng một môi trường làm việc nơi mỗi cá nhân đều cảm thấy được hỗ trợ và có cơ hội phát triển.
Phần 6: Cách Tiếp Cận Hệ Thống Của AEON Việt Nam Trong Việc Xây Dựng Văn Hoá Học Tập
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về cách tiếp cận hệ thống của AEON Việt Nam trong việc xây dựng văn hoá học tập. AEON Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách và sáng kiến cụ thể như chương trình hỗ trợ 50% học phí để phát triển kỹ năng của nhân viên, tích hợp mục tiêu học tập và phát triển vào các kỳ đánh giá (MBO), và đầu tư vào các kênh học tập đa dạng. Những nỗ lực này bao gồm hệ thống quản lý học tập nội bộ (LMS), Hệ thống học liệu mở online MOOCs như Linkedin learning, OES,…, AEON Edu Podcast, Microlearning, cộng đồng thực hành đọc sách, khai vấn…. Những sáng kiến này giúp nhân viên có thể học hỏi một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu cá nhân và công việc. Việc tích hợp học tập vào đánh giá hiệu suất cũng đảm bảo rằng nhân viên luôn có động lực phát triển bản thân để đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
Phần 7: Vai Trò Của Lãnh Đạo Trong Việc Thúc Đẩy Văn Hoá Học Tập
Phần bảy sẽ khám phá vai trò của lãnh đạo trong việc thúc đẩy văn hoá học tập tại AEON Việt Nam. Lãnh đạo không chỉ hỗ trợ nhân viên học tập mà còn chuyển đổi từ phong cách lãnh đạo truyền thống sang vai trò hướng dẫn và khai vấn, từ đó khuyến khích tư duy phát triển và trao quyền cho nhân viên. Vai trò của lãnh đạo trong văn hoá học tập không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên. Lãnh đạo cần thể hiện sự cam kết trong việc học tập và trở thành hình mẫu để nhân viên noi theo, từ đó thúc đẩy toàn bộ tổ chức cùng phát triển.
Phần 8: Sử Dụng Công Nghệ Để Nâng Cao Trải Nghiệm Học Tập
Phần tiếp theo sẽ bàn về việc sử dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm học tập. AEON Việt Nam đã tích hợp LMS để quản lý tiến trình và trải nghiệm học tập, đồng thời sử dụng các giải pháp học tập kỹ thuật số nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sự linh hoạt cho nhân viên. Công nghệ còn giúp tạo ra trải nghiệm học tập thú vị như gamification, simulation….. Các nền tảng này không chỉ giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận kiến thức mà còn tạo ra môi trường học tập thú vị, giúp tăng cường sự gắn kết và động lực học tập. Công nghệ giúp biến học tập thành một trải nghiệm cá nhân hoá, đáp ứng nhu cầu riêng biệt của mỗi nhân viên và giúp họ học tập hiệu quả hơn.
Phần 9: Thách Thức Trong Việc Xây Dựng Văn Hoá Học Tập
Chúng ta cũng sẽ đi sâu vào các thách thức mà AEON Việt Nam gặp phải khi xây dựng văn hoá học tập, bao gồm việc vượt qua tư duy cố định, khắc phục giới hạn về nguồn lực, và duy trì động lực học tập của nhân viên. Những thách thức này yêu cầu sự quyết tâm và sáng tạo từ cả lãnh đạo và toàn bộ tổ chức. Một trong những thách thức lớn nhất là thay đổi tư duy cố định của nhân viên, giúp họ hiểu rằng việc học tập liên tục là cần thiết cho sự phát triển cá nhân và tổ chức. AEON Việt Nam đã vượt qua những thách thức này bằng cách tạo ra môi trường học tập an toàn, nơi mà mọi người không sợ mắc sai lầm mà xem đó là một cơ hội để học tập, phát triển và luôn sẵn sàng thử nghiệm những điều mới.
Phần 10: Kết Quả Từ Văn Hoá Học Tập Của AEON Việt Nam
Để làm nổi bật hiệu quả từ văn hoá học tập, phần tiếp theo sẽ trình bày kết quả cụ thể mà AEON Việt Nam đã đạt được. Văn hoá học tập không chỉ giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên mà còn mang lại tỷ suất hoàn vốn cao từ các dự án học tập project-based learning. AEON cũng đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá, như Giải thưởng văn hóa khai vấn xuất sắc Marshall Goldsmith” năm 2023, và là doanh nghiệp Đông Nam Á đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng ICF Coaching Impact Awards 2024, hay gần nhất là Top 1 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam năm 2024 trong ngành Bán lẻ/ Bán sỉ/ Thương mại và Top 11 trong 100 Nơi Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam năm 2024, góp phần khẳng định vị thế của AEON như một nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam. Những kết quả này không chỉ là sự công nhận từ bên ngoài mà còn thể hiện sự thành công trong việc xây dựng một môi trường học tập mà nhân viên cảm thấy tự hào và muốn gắn bó lâu dài.
Phần 11: Tác Động Của Văn Hoá Học Tập Đến Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Và Thành Công Của Tổ Chức
Trong phần mười một, chúng ta sẽ khám phá tác động của văn hoá học tập đến sự gắn kết của nhân viên và thành công của tổ chức. Học tập mang lại ý nghĩa và mục đích cho công việc, xây dựng cảm giác kết nối và thuộc về trong đội nhóm, và nuôi dưỡng một lực lượng lao động linh hoạt và kiên cường. Văn hoá học tập giúp nhân viên cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa hơn, từ đó tăng cường sự gắn kết và cống hiến cho tổ chức. Một lực lượng lao động có tư duy phát triển sẽ không ngừng tìm cách cải thiện, đổi mới, và thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh, giúp tổ chức phát triển bền vững.
Phần 12: Phiên Hỏi & Đáp
Cuối cùng, webinar kết thúc với một phiên hỏi & đáp, nơi chúng ta giải đáp các câu hỏi từ khán giả về cách xây dựng văn hoá học tập, chiến lược triển khai, và những bí quyết để nhận được sự ủng hộ từ lãnh đạo và duy trì sự tham gia của nhân viên trong các sáng kiến học tập. Ở phiên hỏi & đáp người tham gia đã có những chia sẻ về thách thức thực tế của mình và nhận được những lời khuyên hữu ích từ chị Thu, từ đó áp dụng vào tình huống cụ thể của tổ chức mình.
Có thể bạn quan tâm:
Tối ưu ngân sách 2024, sẵn sàng bứt phá thu hút nhân tài 2025 cùng Talent Brand
EVP – Mảnh ghép hoàn hảo cho chiến lược Employer Branding!
3 lưu ý giúp video văn hóa doanh nghiệp chinh phục trái tim ứng viên
Kết luận
Buổi Talent Brand Talk #8 không chỉ là một sự kiện chia sẻ kiến thức mà còn là một nguồn cảm hứng lớn cho chúng tôi và các khách mời về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Những bài học và kinh nghiệm từ Decathlon chắc chắn sẽ là kim chỉ nam quý báu cho những doanh nghiệp mong muốn xây dựng một văn hóa vững mạnh và khác biệt.
Xem lại sự kiện tại đây: Talent Brand Talk #9: Xây Dựng Văn Hoá Học Tập Tại AEON Việt Nam với diễn giả Thu Đỗ – employerbranding.vn
Chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho cộng đồng những câu chuyện và kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhân sự, thương hiệu tuyển dụng, và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Hãy theo dõi employer branding workshop series từ Talent Brand để không bỏ lỡ các sự kiện sắp tới, nơi bạn sẽ được cập nhật những xu hướng mới nhất và những bài học giá trị để áp dụng trong tổ chức của mình.