Nguyên tắc 3L – Cách HR tư duy Marketing khi làm Employer Branding
Nguyên tắc 3L nói đến 3 từ rất quan trọng với hoạt động Employer Branding mà những HR cần trang bị để có lối tư duy Marketing như một Marketer thực thụ. Đó là Lắng Nghe, Lặp Lại, và Liên Kết. Nguyên tắc này được rút ra từ DMI Methodologies và được xem là nền tảng cho các chiến lược Marketing nói chung.
Nguyên tắc L1: LẮNG NGHE
Thách thức lớn nhất với những ai quá tự tin về kinh nghiệm của bản thân chính là chấp nhận im lặng để cho dữ liệu lên tiếng! Nếu chấp nhận lắng nghe thật sự, chúng ta sẽ trả lời được những câu hỏi khi xây dựng chiến lược Employer Branding, như ngân sách bao nhiêu, nguồn lực ở đâu, kế hoạch ra sao, kênh truyền thông nào…. tất cả đều được trả lời bởi “talent” – là ứng viên hay nhân viên của chúng ta.
Nguyên tắc này cho rằng: Lắng nghe Talent chính là điểm khởi đầu và kết thúc của tất cả hoạt động Employer Branding. Rất nhiều HR quá vội để đưa ra định hướng và quyết định kế hoạch hành động. Anh Chị tạo fanpage, tạo LinkedIn page, hoặc viết ngay bài báo để PR về công ty mình, về chương trình tuyển dụng, hay về các vị trí đang tuyển. Thực tế thì Talent đang ở đâu? Họ quan tâm điều gì? Họ tìm kiếm thông tin ra sao? Nếu dành thời gian và tìm hiểu, chúng ta sẽ hiểu và lựa chọn được hướng đi phù hợp cho chiến lược EB của mình.
Ví dụ từ một nghiên cứu gần đây với của Talent Brand nhóm ứng viên ngành F&B, hình ảnh trên đường của các cửa hàng là nguồn tiếp cận ảnh hưởng rất lớn tới ứng viên, nhưng hiện tại thì rất ít doanh nghiệp trong ngành chú trọng để tương tác với ứng viên, mà hầu hết chỉ coi đây là kênh truyền thông dịch vụ sản phẩm tới khách hàng.
Nguyên tắc L2: LẶP LẠI
Trong một thời gian không dài sau khi đăng tải, chúng ta có thể thấy được mức độ phản ứng của Talent với Content (thông điệp) mà chúng ta chia sẻ, điều đó có thể thể hiện qua số lượt tương tác, số lượng đăng kí, lượt thảo luận… nhưng không dừng lại tại đó, thông điệp và thiết kế của chúng ta sẽ phải được điều chỉnh liên tục tùy theo phản ứng của Talent.
Khả năng chúng ta có thể liên tục đăng tải, theo dõi phản ứng của talent và tùy chỉnh theo tình hình chính là nguyên tắc L2: LẶP LẠI Làm Employer Branding cũng như làm Marketing, chúng ta không thể nào đăng tải một bài post lên và cứ để vậy tới đâu thì tới, mặc kệ cho thông điệp cứ trôi qua và “bám bụi” theo thời gian. Nhưng đó phải là một vòng lặp liên tục không hồi kết của việc đăng tải, sau đó theo dõi phản ứng của Talent, rồi tiếp tục điều chỉnh lại, sau đó lại đăng tải…
Để áp dụng thành công nguyên tắc này, trước tiên chúng ta phải đồng ý với nhau rằng những ý tưởng đầu tiên không nhất thiết phải là cái tốt nhất. Chính Talent, chứ không phải chúng ta, biết được họ muốn gì và thích gì, khi chia sẻ những Content đầu tiên, hãy chấp nhận lắng nghe và chỉnh sửa thêm để hoàn thiện theo thời gian.
Có thể bạn quan tâm: 6 cách tạo content Employer Branding hiệu quả
Nguyên tắc L3: LIÊN KẾT
Sự kết nối phức hợp luôn là nguyên tắc nền tảng của các hoạt động Marketing, trong Employer Branding cũng vậy, sự LIÊN KẾT phải được thể hiện ở các phạm vi như sau:
1. Liên kết giữa thông điệp và hình thức thể hiện
Dù chúng ta có một thông điệp tuyệt vời và đến từ sự thấu hiểu sâu sắc với ứng viên, nhưng được thể hiện qua một hình ảnh không liên quan thì thông điệp đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Việc lựa chọn hình thức truyền đạt cũng thể hiện mức độ hiểu biết của chúng ta với Talent. Ví dụ trong những ngày này khi mà video đang là xu thế thì một video với định dạng mutex hoặc Aminated sẽ rất phù hợp để chúng ta kể cho các bạn trẻ về những trải nghiệm thành công hay thất bại.
2. Liên kết giữa các kênh truyền thông
Truyền thông không bao giờ bị giới hạn bởi một kênh nào vì người dùng luôn chọn nhiều hơn 1 phương cách để nhận và chia sẻ thông tin. Có thể Talent sẽ biết đến chúng ta qua một bài Facebook post, sau đó sẽ gặp chúng ta tại buổi Career Fair, hoặc họ gặp chúng ta tại một hội thảo chuyên ngành, và sau đó tìm kiếm thông tin về chúng ta tại chính website tuyển dụng của công ty. Sự liên kết truyền thông không phân biệt online hay offline, những kênh truyền thống hay những ứng dụng mới tinh trên thị trường, và tất nhiên chính Talent sẽ là người cho chúng ta biết nên liên kết những kênh nào.
Có thể bạn quan tâm: Employer Branding qua Social Media – Kênh nào sẽ phù hợp cho content của bạn?
3. Liên kết giữa các nguồn lực
Bản thân HR sẽ không bao giờ đủ sức để làm Employer Branding hiệu quả, nhưng đòi hỏi sự phối hợp “rất sớm & rất sâu” của nhiều nguồn lực khác nhau. Đó có thể là CEO như một KOL – Key Opinion Leader, tới nhân viên và ứng viên cao cấp trong ngành. Đó có thể là Marketing team – những người nhiều kinh nghiệm sở trường về sáng tạo và kỹ thuật tiếp thị để giúp thông điệp của chúng ta thu hút hơn. Đó còn là chính nhân viên, những người đại sứ thương hiệu để chia sẻ đầy tự hào về nơi mình đang làm việc. Nhiệm vụ của HR là phải liên kết các nguồn lực, chia sẻ cùng họ lý do tại sao cần thiết phải làm Employer Branding, hướng dẫn cách thức hỗ trợ và có những chính sách tưởng thưởng phù hợp.
Chủ đề Employer Branding đang trở nên nóng dần với sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, áp lực với Anh Chị làm HR cũng bởi vậy mà tăng dần đều. Talent Brand hy vọng với những chia sẻ này, chúng ta sẽ có cách nhìn hệ thống hơn về cách làm Employer Branding để từ đó xây dựng chiến lượng Employer Branding thật phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp mình.
Thắng Huỳnh – Talent Brand
Tham gia cộng đồng Employer Branding trên Linkedin và Facebook để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích qua link sau:
Group Linkedin: http://bit.ly/3bGVAIp
Group FB: http://bit.ly/EmployerBrandingVN
Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.