fbpx

3 lưu ý để nâng cấp Employee Engagement hậu đại dịch

Subscribe on LinkedIn

3 lưu ý để nâng cấp Employee Engagement hậu đại dịch

Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều gián đoạn trong kết nối giữa doanh nghiệp và người đi làm. Ngay lúc này, mỗi chúng ta đều đang chịu ảnh hưởng của đại dịch với những mơ hồ và không chắc chắn trong cả công việc lẫn cuộc sống. Cách duy nhất để doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng lại những kết nối tập thể và hướng đến một trạng thái bình thường mới tích cực chính là nâng cấp chiến lược Employee Engagement (Gắn kết Nhân viên). 

Employee Engagement giờ đây không chỉ đơn giản là sự đầu tư dài hạn mà còn là chiến lược cần thiết để tái tạo lại năng lượng cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên. Một tổ chức sẵn sàng đón đầu những biến động bất ngờ trong thời gian tới luôn cần một đội ngũ nhân tài đồng hành và gắn kết vì mục tiêu chung. 

Có thể bạn quan tâm:

Đâu là những thay đổi mà người làm Nhân sự có thể đề ra trong chiến lược Employee Engagement cho tương lai gần? Mời Anh Chị cùng tham khảo thêm qua nội dung dưới đây. 

Sự linh hoạt

Mong muốn của nhân viên về sự linh hoạt không hẳn là điều gì quá mới mẻ. Lối đi làm truyền thống từ 9h sáng đến 5h chiều đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay và càng không giúp nhà tuyển dụng thu hút hay giữ chân nhân tài. 

  • Kể từ 2 năm trước, trong báo cáo Talent Global Trends 2018 đã chỉ rõ 51% nhân viên mong muốn công ty của họ cung cấp các tùy chọn công việc linh hoạt hơn.
  • Các bậc cha mẹ đang đi làm xếp hạng yếu tố nơi làm việc linh hoạt cao hơn mức lương (FlexJobs Survey 2016) 
  • 78% nhân viên cho biết sắp xếp công việc linh hoạt giúp họ làm việc hiệu quả hơn (Zenefits) 

Sau quãng thời gian bất đắc dĩ phải giãn cách xã hội, nhân viên đã nhận thấy rằng tính linh hoạt là điều hoàn toàn có thể xảy ra, trừ khi họ không được tin tưởng. Thời kỳ Work From Home (làm việc tại nhà) đã phần nào giúp nhân viên chứng minh được rằng họ vẫn có thể làm việc hiệu quả khi không ở văn phòng và ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất.

flexible

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp buộc phải thay đổi hệ thống làm việc của mình sang hình thức Work From Home, mà điều chúng ta cần thực sự quan tâm chính là “sự linh hoạt”. 

Thay vì Work From Home, doanh nghiệp có thể bắt đầu thiết kế lại cách thức làm việc, quy trình phê duyệt và khi nào là thời gian hiệu quả nhất để hoàn tất các mục tiêu. Trong quá trình này, doanh nghiệp cần có sự tham gia phản hồi của các thành viên để đưa ra phương pháp phù hợp. 

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn coi trọng những tương tác trực tiếp, hãy thảo luận với nhân viên của mình để tái xây dựng môi trường làm việc với những trải nghiệm mà họ khao khát khi đi làm. Hãy tạo ra một nơi làm việc mà nhân viên của bạn thích đến. 

Nếu như doanh nghiệp của bạn gặp những khó khăn trong việc nâng cấp Employee Engagement, hãy để lãnh đạo lên tiếng rằng vì sao doanh nghiệp của bạn cần sự hợp tác của mọi người, kèm theo đó là những lý do hoạt động kinh doanh chính đáng. Đừng để nhân viên của bạn rơi vào trạng thái hỗn loạn và so sánh. 

Sự an toàn 

Khi chúng ta không cảm thấy an toàn, chính phản ứng sợ hãi phải chiến đấu đã cản trở giao tiếp cũng như ảnh hưởng lên khả năng làm việc tốt nhất của chúng ta. Trong tháp nhu cầu của Maslow đã chỉ rõ tầm quan trọng của sự an toàn đối với hoạt động của con người, tuy nhiên hầu hết các tổ chức đã không tập trung vào lĩnh vực này trừ khi họ dựa vào lao động chân tay để tạo ra giá trị. Ngay cả thuật ngữ “sức khỏe tinh thần” cũng dần trở nên phổ biến. Do đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được yếu tố này sẽ tạo ra lợi thế so với các nhà tuyển dụng khác.

Để nuôi dưỡng cảm giác an toàn trong công việc, doanh nghiệp cần phải gắn liền với sự tin tưởng.

trust

Nếu bạn mong muốn nhân viên của mình cảm thấy an toàn trong công việc, họ cần phải tin điều đó là đúng và đang thực sự diễn ra trong tổ chức. Hãy tiếp tục phổ biến về những quy trình chăm sóc sức khỏe và duy trì sức đề kháng cho nhân viên của mình, tổ chức các khóa học để trau dồi năng lực và đặc biệt coi trọng sự giao tiếp. Bất cứ khi nào nhân viên của bạn cũng sẽ cần đến lời khuyên, hãy duy trì tinh thần lắng nghe và động viên trong tổ chức vào thời gian tới. 

Sự trân trọng 

Có rất nhiều nhân viên vẫn đang cảm thấy họ không được ghi nhận và đánh giá cao trong công việc hiện tại. Và đây đã là câu chuyện mở ra từ cả trước khi Covid-19 xuất hiện. Doanh nghiệp nên xem đó như một vấn đề vì chúng ta đều biết rằng cảm giác được trân trọng và đánh giá cao là động lực thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên.

Làm thế nào để nhân viên của bạn thật sự cam kết với tầm nhìn và giá trị cốt lõi của một tổ chức kể cả khi chúng ta có thể phải xa nhau về mặt khoảng cách? Đây là bài toán mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nhìn nhận, đặc biệt là sau đại dịch vừa qua. 

Để đáp ứng thách thức này, chúng ta phải suy nghĩ rộng hơn về cách tạo ra những khoảnh khắc được công nhận và đánh giá cao:

  • Nhân viên cần được trải nghiệm sự công nhận và đánh giá cao từ người quản lý của họ qua việc cập nhật thường xuyên và những cuộc họp 1:1 
  • Khuyến khích sự công nhận ngang hàng giữa các đồng nghiệp để tạo ra động lực và thúc đẩy tinh thần đội nhóm
  • Coi trọng “lời cảm ơn” như một phần văn hóa không thể thiếu trong mỗi cuộc họp
recognition

Ngoài ra, sự công nhận cũng có thể sẽ phải đi kèm theo sự đầu tư về công nghệ. Doanh nghiệp có thể thử triển khai một số nền tảng trực tuyến cho phép công nhận ngang hàng và giúp tất cả nhân viên dễ dàng chia sẻ và tiếp nhận hơn. 

Tạm kết 

Giờ đây, chúng ta nhận ra rằng nhân viên của mình luôn kiên cường, nỗ lực và cam kết trong cả những tình huống khó khăn; chúng ta nhận ra rằng công việc có thể được hoàn thành theo những cách mà doanh nghiệp không nghĩ tới. Và nhân viên của bạn vẫn đang là những người cha, người mẹ và người con trong một gia đình và là công dân của xã hội. 

Khi chúng ta đặt nhân viên làm trọng tâm trong cách thiết kế và quản lý công việc với mục tiêu chung là: “Làm thế nào để giúp họ hoàn thành công việc tốt nhất trong bối cảnh cuộc sống phức tạp?” – đó chính xác là cách mà doanh nghiệp có thể nâng cấp Employee Engagement. 

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho Anh Chị HR trong quá trình xây dựng chiến lược trong tương lai. 

Theo Jason Lauritsen – workhuman.com

Dịch giả: Trường Thanh – Talent Brand Vietnam

Tham gia cộng đồng Employer Branding trên Linkedin và Facebook để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích qua link sau:

Fanpage Talent Brand Vietnam: https://www.facebook.com/talentbrand.vn

Group FB: http://bit.ly/EmployerBrandingVN

Khóa học Employer Branding 101: https://talentbrand.vn/employer-branding-training/

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC