fbpx

Ứng dụng Lý thuyết thâm nhập xã hội trong xây dựng nội dung kết nối với nhân tài trên mạng xã hội

Bạn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thu hút khán giả trên trang mạng xã hội kết nối nhân tài của doanh nghiệp mình? Nội dung bạn đăng tải liệu có hoạt động hiệu quả và thu về kết quả như kỳ vọng? Trong bài viết này, Talent Brand sẽ đồng hành cùng bạn khám phá những cấp độ nội dung và tìm hiểu cách phát triển chiến lược nội dung lôi cuốn cộng đồng nhân tài quan tâm và yêu thích Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn.

Có thể bạn quan tâm:

Lý thuyết thâm nhập xã hội (Social Penetration Theory) là gì?

Thương hiệu Nhà tuyển dụng trên mạng xã hội được xây dựng với sứ mệnh kết nối con người với con người, con người với việc làm, con người với Nhà tuyển dụng, do đó, thúc đẩy sự kết nối là cách tốt nhất để thu hút các nhóm nhân tài mục tiêu. Vậy làm thế nào để kết nối sâu sắc hơn với nhân tài thông qua chiến lược nội dung trên mạng xã hội?

Có một bí thuật tâm lý đằng sau quá trình làm quen với một người mới, một doanh nghiệp mới hay một Thương hiệu Nhà tuyển dụng mới. Nó được gọi là Lý thuyết thâm nhập xã hội (Social Penetration Theory). Lý thuyết này đưa ra các giai đoạn khác nhau trong việc xây dựng mối quan hệ với ai đó. Khi muốn kết nối với người mới, chúng ta thường dùng cách chia sẻ thông tin về bản thân – được gọi là tự bộc lộ (self-disclosure).

Sự bộc lộ (self-disclosure) xảy ra trong bốn giai đoạn:

Cấp độ một – Sáo ngữ: Các chủ đề chung chung như sức khỏe, thời tiết, thể thao thường không thú vị lắm, nhưng sẽ giúp bạn làm quen và thiết lập mối quan hệ cơ bản.

Cấp độ hai – Sự thật: Chúng có thể là câu chuyện đằng sau Nhà tuyển dụng, công việc tại các vị trí của thành viên công ty, chi tiết về quy trình tuyển dụng,…

Cấp độ ba – Ý kiến: Đây là một giai đoạn quan trọng giúp thể hiện các quan điểm và giá trị của Thương hiệu Nhà tuyển dụng, từ đó giúp kết nối những nhân tài cùng tần số.

Cấp độ bốn – Cảm xúc: Đây là mức độ thân mật nhất của cuộc trò chuyện giúp mối quan hệ giữa Nhà tuyển dụng và nhân tài đạt đến cấp độ thân thiết cao.

Cách áp dụng cho nội dung Thương hiệu Nhà tuyển dụng trên MXH

#1: Sáo ngữ (Cliché)

Trên thực tế, con người thích lắng nghe và thường xuyên sử dụng sáo ngữ. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là lời đáp trả của đối phương cũng sẽ sáo rỗng và chung chung. Cộng đồng nhân tài trên mạng xã hội không chỉ được xây dựng thông qua nội dung một chiều, mà còn bởi sự trò chuyện, tương tác. Vì thế, sử dụng dày đặc nội dung sáo rỗng sẽ khiến người theo dõi fanpage không có thông tin mới để khám phá, không có ý kiến để đồng ý hoặc phản đối và không có cơ hội để chia sẻ cảm xúc, tức không có tương tác, kết nối xảy ra.

Hãy tưởng tượng: nhà tuyển dụng đăng một bức ảnh check-in xinh xắn của văn phòng, với chú thích “Hãy dành thời gian để tận hưởng không gian làm việc”. Nghe có vẻ khá thú vị và chill chill. Nhưng… mọi người sẽ nói gì để đáp lại đây nhỉ?

Sử dụng với tần suất phù hợp các bài đăng này có thể sẽ phát huy công hiệu: lấp đầy lịch nội dung và tăng sự hiện diện của Thương hiệu Nhà tuyển dụng trên bảng tin của nhân tài. Tuy nhiên, những bài đăng ở cấp độ sáo ngữ này sẽ bó tay trong việc phát triển mối quan hệ xa hơn với họ. Đã đến lúc lấn sân sang cấp độ tiếp theo: chia sẻ sự thật.

#2: Sự thật (Facts)

Chia sẻ nhiều hơn thông tin về doanh nghiệp và Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn là một cách hữu ích để kết nối với nhân tài, góp phần thôi thúc họ về đội mình. Vậy chia sẻ thông tin như thế nào mới thu hút?

Hãy tưởng tượng bạn đang làm quen với một ai đó. Bạn rất háo hức khi tìm hiểu thêm điều hay về họ. Nhưng những lần trò chuyện, họ chỉ kể cho bạn nghe đúng mỗi một câu chuyện thời thơ ấu. Bạn sẽ tiếp tục hào hứng và vui thích hay trở nên chán nản không có động lực nghe thêm?

Do đó, thay vì giới thiệu lặp đi lặp lại cùng một thông tin về bộ giá trị cốt lõi, các bộ phận phòng ban, giải thưởng đạt được,…dễ gây nhàm chán cho người xem, hãy tiết lộ sự thật – những thông tin mới tiềm ẩn từ các chủ đề trên. Thông tin mới mẻ, khác biệt đó có thể là góc nhìn hậu trường, gặp gỡ thành viên bí ẩn trong đội, phía sau thành công của giải thưởng, cách bộ giá trị cốt lõi lan tỏa trong môi trường doanh nghiệp,…

Ví dụ, nhằm khẳng định mạnh mẽ văn hóa Đa dạng và Bao hàm (Diverse & Inclusive Culture), trang fanpage British American Tobacco Vietnam Careers đã dựng video người thật, câu chuyện thật nhằm kể ‘sự thật’ về ý nghĩa và sự phản ánh của văn hóa này tại môi trường làm việc của tập đoàn. Với cách dẫn dắt chân thực và khách quan hơn từ chia sẻ của chính nhân viên, người xem có thể giải tỏa băn khoăn, khám phá thêm điều mới lạ đằng sau Thương hiệu Nhà tuyển dụng này.

#3: Ý kiến (Opinions)

Trong thời đại con người có thiên hướng thể hiện nhiều hơn quan điểm cá nhân, nhân tài sẽ thích thú khi có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, thắc mắc và lắng nghe Thương hiệu Nhà tuyển dụng chia sẻ ý kiến trên mạng xã hội. Tuy nhiên, Nhà tuyển dụng thường quan ngại việc chia sẻ các ý kiến bởi chúng tiềm ẩn khả năng gây ra tranh cãi và động thái tiêu cực từ khán giả. Nếu bạn bỏ qua phương pháp kết nối hiệu quả này, bạn sẽ đánh rơi cơ hội truyền đạt các giá trị và ý kiến của Thương hiệu Nhà tuyển dụng để nhân tài cân nhắc độ xứng đôi vừa lứa mà tính chuyện đem CV qua dạm ngõ nhà bạn.

Vì thế, hãy thử tiếp cận và khai thác nội dung ở cấp độ này, mặc dù trong ngắn hạn, bạn có thể đánh mất một số người xem, nhưng quan trọng hơn hết là các nhân tài đang dõi theo bạn thực sự đồng điệu với quan điểm và giá trị của doanh nghiệp. Có nhiều cách khác nhau để xây dựng mối quan hệ bằng cách chia sẻ ý kiến, chúng đồng thời đi kèm với các mức độ rủi ro khác nhau.

Rủi ro thấp: trưng cầu ý kiến. Hãy thử thu hút khán giả quan tâm đến Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn bằng cách hỏi họ nghĩ gì. Khi đó, mức độ rủi ro sẽ tương đối thấp vì Nhà tuyển dụng đứng trên góc nhìn trung lập để chia sẻ ý kiến, và không nhất thiết phải đưa ra ý kiến của riêng mình. Ngoài ra, bạn có thể trưng cầu ý kiến và sau đó đưa ra ý kiến của riêng bạn trong phần bình luận, phản hồi ý kiến của khán giả,…Bằng cách tạo ra không gian cho nhân tài tự do bày tỏ ý kiến, bạn vừa có cơ hội lắng nghe suy nghĩ của họ để thấu hiểu người xem, vừa được dịp bày tỏ quan điểm, giá trị của Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn đến những ứng viên tiềm năng.

Rủi ro trung bình: ý kiến ​​trái chiều. Nếu Nhà tuyển dụng chỉ mới mon men với các bài đăng chia sẻ ý kiến riêng, hãy bắt đầu thử nghiệm ở mức trung bình này bằng cách đưa ra “tòa án đại chúng” một số cuộc thảo luận về quan điểm trong phong cách, chính sách làm việc, cách phát triển bản thân,… Ví dụ, công ty bạn có văn hóa làm việc theo hiệu quả thay vì cân đo đong đếm thời gian, do đó mà việc tan ca đúng giờ đúng giấc hoặc sớm hơn nếu gói ghém chỉn chu công việc được xem là bình thường. Khi đó, bạn có thể đăng nội dung chia sẻ quan điểm: “Nine-to-five có gì là sai” và thảo luận với khán giả về phong cách làm việc yêu thích hoặc của công ty hiện tại.

Rủi ro cao: ý kiến ​​tranh cãi. Mức độ này được xem là nước đi khá mạo hiểm mặc dù các cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh ý kiến của bạn (đặc biệt là sự lên tiếng ủng hộ/phản đối trước các vấn đề quan trọng) sẽ khiến Thương hiệu Nhà tuyển dụng thu hút được nhiều sự quan tâm của khán giả hay ứng viên tiềm năng. Nhưng trước khi phóng lao theo hướng này, bạn cần phải hiểu rất rõ về khán giả của mình để hạn chế khủng hoảng truyền thông và nguy cơ lạc mất nhân tài không lối thoát.

#4: Cảm xúc (Feelings)

Trải qua những cấp độ trên, mối quan hệ giữa Thương hiệu Nhà tuyển dụng và nhân tài đang dần dà sâu sắc hơn và đồng điệu hơn. Giờ là lúc cấp độ chia sẻ cảm xúc lên ngôi. Đó không chỉ là “vui” hay “buồn” mà bao gồm tất cả những cảm xúc mà nhân tài có thể kinh qua trong hành trình tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp và phát triển sự nghiệp: tò mò, thắc mắc, mong đợi, thất vọng, bối rối, hài lòng, thiếu kiên nhẫn, vui mừng,…Nhà tuyển dụng có thể tận dụng cả cảm xúc tích cực và “tiêu cực” để sự kết nối thêm gần gũi và chân thực miễn là nội dung đó thể hiện khéo léo sự đồng cảm, những cái chạm và ý nghĩa liên hệ.

Ví dụ, FE CREDIT đã chia sẻ sự đồng cảm với nhân viên của mình và các bạn trẻ đang theo đuổi nghề Call Center qua bộ sách self-help thú vị. Họ là những người thường xuyên “đụng độ” với những bức xúc của khách hàng dễ khiến họ cục súc, hay những hồi chuông ngân dài từ đầu dây bên kia dễ làm họ nản chí. Những cảm xúc tiêu cực đó dường như khó tránh khỏi, nhưng sau đó, họ lại chọn những giải pháp rất tích cực để đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Bài đăng dựa trên cấp độ 4, chạm vào mạch cảm xúc của người xem, đem đến cho họ sự hòa trộn của vui thích, “đau không ai thấu”, háo hức chờ đợi “nỗi đau” nào của mình được “lên thớt” và thỏa lòng khi được thấu hiểu.

Mạng xã hội không chỉ là một nơi tuyệt vời để chia sẻ nội dung cảm xúc mà còn để nghiên cứu và tận dụng cảm xúc. Vì thế, hãy quan sát cách khán giả phản hồi với nội dung của Thương hiệu Nhà tuyển dụng và lắng nghe cảm xúc mà nó mang lại để biến chúng thành chất liệu hữu ích cho chiến lược chinh phục trái tim nhân tài của doanh nghiệp bạn.

Cách nghiên cứu và lập kế hoạch nội dung Thương hiệu Nhà tuyển dụng trên Mạng Xã Hội

Lắng nghe mạng xã hội – Social listening

Hãy thường xuyên theo dõi từ khóa và chủ đề có liên quan đến Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn, đồng thời cập nhật thông tin liên tục về thị trường tuyển dụng, các cơ hội nghề nghiệp và xu hướng phát triển sự nghiệp của nhân tài để có chất liệu dồi dào cho chiến lược nội dung.

Các từ khóa chọn lọc cho chiến lược Lắng nghe mạng xã hội (Social listening)

  • Tên của Nhà tuyển dụng và tên gọi trên mạng xã hội
  • Tên của ngành, vị trí tuyển dụng, kể cả tên viết tắt
  • Tên các Nhà tuyển dụng đang là đối thủ cạnh tranh nhân tài với bạn
  • Slogan, tagline của Nhà tuyển dụng
  • Tên của chiến dịch Employer Branding, Recruitment Marketing,…
  • Hashtag của Nhà tuyển dụng
  • Hashtag liên quan đến ngành

Bạn có thể tham khảo các công cụ: Google Alerts, Keyword Planner của Google Ads, Semrush, Hubspot Social Media Management Software, Hootsuite, Mention.

Tông giọng (Tone of voice)

Hãy “bắt chước” cách nhân tài mục tiêu của bạn trò chuyện, giao tiếp trên mạng xã hội để xây dựng kết nối gần gũi, chân thực hơn. Từ ngôn ngữ, văn phong, ngôn từ cho đến từng biểu tượng cảm xúc, tất cả đều nên phản ánh giống với cách họ sử dụng nhất vì khi hai bên có cùng phong cách giao tiếp thì khả năng truyền đạt sẽ hiệu quả hơn. Ví dụ, thế hệ Millennials thường sử dụng biểu tượng cảm xúc dở khóc dở cười ? để thể hiện tiếng cười nhưng thế hệ Z lại thường xuyên sử dụng biểu tượng đầu lâu ?, chim cánh cụt ? , tia nước ? hơn.

Một khi bạn thấu hiểu cách nhân tài của mình nói chuyện và những chủ đề họ quan tâm, bạn sẽ tự tin chia sẻ nội dung có ý nghĩa hơn, có liên quan hơn, mở ra nhiều cuộc trò chuyện hơn và xây dựng những kết nối sâu sắc hơn. Nhờ đó, Thương hiệu Nhà tuyển dụng của doanh nghiệp bạn có thể gây được sự chú ý và yêu thích với cộng đồng nhân tài, là động lực quan trọng thôi thúc những chiếc CV lý tưởng đổ về hay sự gắn bó bền vững của những nhân viên tài năng.

Với những chia sẻ trên, Talent Brand hy vọng bạn sẽ tự tin thử nghiệm và áp dụng thành công Lý thuyết thâm nhập xã hội cho chiến lược Employer Branding của doanh nghiệp. Nếu bạn cần trang bị các kỹ năng chuyên dụng cùng hiểu biết sâu rộng hơn về hoạt động truyền thông cho Thương hiệu Nhà tuyển dụng trên mạng xã hội, tham gia ngay khóa đào tạo Employer Branding on Social Media từ Talent Brand.

Với sự dẫn dắt của Anh Thắng Huỳnh – Founder & General Director Talent Brand, nhà tư vấn và triển khai dự án Employer Branding và Tiếp thị Tuyển dụng cho hơn 60 doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực cùng kinh nghiệm xây dựng và giảng dạy +60 khóa học khác nhau cho hơn 1000 học viên cả nước, khóa học Employer Branding on Social Media hướng đến những mục tiêu sau:

  • Phát triển thông điệp chủ đạo dựa trên những thấu hiểu về nhân tài và môi trường làm việc
  • Hiểu rõ những mạng xã hội phổ biến: Facebook, LinkedIn, và Tiktok
  • Xây dựng kế hoạch nội dung truyền thông định kỳ cho Thương hiệu Nhà tuyển dụng
  • Thực hành viết bài truyền thông và sáng tạo hình ảnh

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác nhiệt thành trên hành trình kết nối nhân tài dài hơi và sân chơi mạng xã hội cạnh tranh gay gắt này, Talent Brand hân hạnh được tư vấn và đồng hành cùng bạn triển khai chiến lược Thương hiệu Nhà tuyển dụng.
Nguồn tham khảo: Social Media Examiner

Talent Brand là đơn vị tiên phong tư vấn và triển khai Employer Branding tại Vietnam với kinh nghiệm hỗ trợ thu hút và gắn kết nhân tài cho nhiều doanh nghiệp từ những lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Mọi nhu cầu liên quan đến Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding), Tiếp thị Tuyển dụng (Recruitment Marketing), hoặc sản xuất các ấn phẩm sáng tạo, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC

EB Academy

Essential Training for HR Professionals.