fbpx

Word Of Mouth Marketing trong Employer Branding

Subscribe on LinkedIn

Word Of Mouth Marketing trong Employer Branding

Trong vài năm gần đây, Employer Branding (Thương hiệu Nhà tuyển dụng) đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược Nhân sự của doanh nghiệp.

Thảo luận về hoạt động này liên quan đến một công cụ Marketing tiềm năng là Word-of-Mouth (Truyền khẩu), Talent Brand đã được chia sẻ cùng Anh Robert Trần – Tổng giám đốc Tập đoàn RBNC tại Châu Á, Mỹ và Canada, với hơn 20 năm kinh nghiệm cố vấn cấp cao cho các tập đoàn trên toàn cầu và hơn 10 năm tư vấn – đào tạo chiến lược Employer Branding cho các chủ doanh nghiệp trên nhiều quốc gia khác nhau.

Xem thêm: Employer Branding là gì? Tất cả những điều HR cần biết

Khi Employer Branding dần nhận được sự quan tâm rõ nét hơn từ lãnh đạo, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tối ưu các công cụ Marketing hiện tại và tiếp cận những xu hướng truyền thông mới với mong muốn tiếp cận một cách hiệu quả hơn đến nhóm đối tượng nhân tài mục tiêu.

Trong đó có Word-of-Mouth Marketing (WOMM – Tiếp thị Truyền khẩu), một công cụ rất quen thuộc trong chiến lược Marketing vì kết quả thực tế cao cùng mức chi phí thấp, tuy nhiên lại còn khá xa lạ trong hoạt động Employer Branding và hiện vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đưa vào kế hoạch của mình.

Thưa Anh Robert, theo kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp trên toàn cầu của RBNC, WOM Marketing đang giữ vai trò thế nào trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp?

Trong thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, khách hàng có rất nhiều thông tin và hiểu biết sâu rộng, theo nghiên cứu mới nhất của RBNC về hành vi mua hàng của người tiêu dùng và người mua dịch vụ thì có đến 75% khách hàng không còn tin vào quảng cáo. Theo đó, những gì mang tính chất chân thật hoặc quay lại với sự giản đơn sẽ nhận được sự đón nhận rất tốt từ khách hàng nhờ tính chất mộc mạc, chân thành và bình dị.

WOM Marketing – Tiếp thị Truyền khẩu, là một phương pháp đã có từ rất lâu, nhưng trong xu hướng hiện tại của người tiêu dùng thì đang là một công cụ cực kỳ hữu hiệu, chi phí thấp và đem đến kết quả thực tế rất tốt.

Hiểu một cách đơn giản, WOM là truyền khẩu, truyền miệng, nhưng hiểu theo ngôn ngữ của xu hướng người tiêu dùng thì áp dụng WOM thể hiện qua 5 hành động sau (áp dụng với mạng xã hội là một công cụ):

  1. Encourage user-generated content: khuyến khích người tiêu dùng tự tạo ra thông điệp hoặc một bài viết
  2. Share customer reviews: chia sẻ những cảm nhận của khách hàng
  3. Get product rated on your site: tạo đánh giá bình chọn sản phẩm và dịch vụ trên website
  4. Create a referral program: xây dựng chương trình khách hàng giới thiệu khách hàng
  5. Connect with Key Opinion Leaders (KOL): Kết nối với những người có sức ảnh hưởng

Nếu WOM mang những giá trị to lớn đem đến Sales & Marketing thì có thể áp dụng với các hoạt động của HR và đối tượng người đi làm không?

Employer Branding đang sử dụng công cụ Marketing để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, người sử dụng là HR và khách hàng hướng đến là ứng viên, nhân viên, công đồng… do đó hoàn toàn có thể áp dụng WOM với các hành động cụ thể tương như trên:

  1. Encourage user-generated content: khuyến khích nhân viên chia sẻ cảm nhận hiện tại, hoặc cựu nhân viên chia sẻ về trải nghiệm trước đây tại công ty cũ, hoặc để cộng đồng thảo luận về những hoạt động tại một công ty…
  2. Share customer reviews: chia sẻ những cảm nhận của ứng viên sau phỏng vấn, nhân viên tham gia chia sẻ về doanh nghiệp trong các chương trình về nơi làm việc tốt nhất do các đối tác bên ngoài tổ chức, hoặc phát biểu từ những nhân viên làm việc 5 năm, 10 năm, 20 năm cùng doanh nghiệp…
  3. Get product rated on your site: đánh giá về một doanh nghiệp do một đối tác thứ ba điều phối về các khía cạnh cụ thể như lương & phúc lợi, cơ hội phát triển, các chương trình đào tạo… Doanh nghiệp chỉ cần chọn ra một điểm và tập trung để xây dựng độ nhận biết với từ khóa đặc trưng để hướng đến mục tiêu: mỗi khi nhắc đến môi trường làm việc tại doanh nghiệp A, người khác sẽ nghĩ đến từ khóa “X”
  4. Create a referral program: xây dựng chương trình giới thiệu ứng viên, liên kết cùng các tổ chức, trường đại học, viên nghiên cứu…hoặc kết hợp với các chuyên gia để làm những hoạt động nghiên cứu giúp cho xã hội
  5. Connect with Key Opinion Leaders (KOL): KOL là những người hiện có lượng follower rất lớn nên những cập nhật và hoạt động của họ thường tạo ảnh hưởng với độ phủ lớn. Ví dụ cụ thể cho một cách kết nối với KOL trong EB là mời diễn giả bên ngoài về chia sẻ những cách làm thực tế hiệu quả với nhân viên công ty. Có thể kinh nghiệm của diễn giả chưa bằng một số nhân viên nhưng cơ hội chia sẻ tại doanh nghiệp vừa giúp xây dựng thương hiệu cá nhân của họ, vừa giúp giới thiệu thương hiệu nhà tuyển dụng đến với follower của họ.

Những ai có thể là WOMM touchpoint (điểm chạm) mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nếu áp dụng WOMM cho Employer Branding?

Tất cả mọi người đều có thể là touchpoint khi áp dụng WOMM vào Employer Branding. Tùy vào phân khúc và mục tiêu mà chúng ta sẽ tập trung vào một touchpoint cụ thê, đó có thể là những ứng viên trong tương lai (sẽ là ứng viên), ứng viên hiện tại, nhân viên, cựu nhân viên, người thân của nhân viên, chuyên gia trong ngành, đối tác, khách hàng của doanh nghiệp…

Nếu muốn chọn một touchpoint chung cho tất cả đối tượng, theo kinh nghiệm tư vấn cho các doanh nghiệp, RBNC thường dựa trên những thói quen truyền thông trong xã hội, các hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội), điểm đặc trưng của một vùng miền, hoặc văn hóa một quốc gia, …

Theo quan sát của Anh thì thị trường lao động và các doanh nghiệp tại Việt Nam đang áp dụng WOMM vào Employer Branding như thế nào?

Như đã chia sẻ bên trên, WOM đã và đang là công cụ hữu hiệu trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam, vì từ nghiên cứu hành vi mua hàng, RBNC xác định:

  • 62% người tiêu dùng tìm kiếm trên mạng những thông tin và đánh giá về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng và 71% đưa ra quyết định dựa trên những chia sẻ từ mạng xã hội.
  • 75% khách hàng không tin vào quảng cáo, nhưng 92% tin vào những gợi ý từ bạn bè.
  • Khách hàng có xu hướng mua hàng từ giới thiệu của bạn bè cao hơn 4 lần so với thông thường.

Tuy nhiên, hiện còn có những suy nghĩ quá vĩ mô và quan trọng hóa vấn đề, cộng thêm những tư vấn thiếu kinh nghiệm triển khai thực tế đã khiến không ít người làm HR nghĩ về chiến lược WOMM trong Employer Branding còn khá xa vời. Tôi nghĩ tại Việt Nam, chúng ta nên bắt đầu ngay từ những giá trị giản đơn, bình dị thì sẽ dễ nhất để chạm đến ứng viên và nhân viên của mình.

Theo Anh, doanh nghiệp cần lưu ý gì để áp dụng WOMM thành công trong chiến lược Employer Branding?

Có 4 chữ B mà tôi cho rằng doanh nghiệp cần phải lưu ý khi áp dụng WOMM vào Employer Branding, đó là:

  1. Believe – Tin: doanh nghiệp phải hướng đến xây dựng được một niềm tin thật trong lòng của tất cả đối tượng, đừng nói quá mức hoặc chỉ hô hào như khẩu hiệu.
  2. Behave – Thể hiện: nếu bạn đã tin thì tất cả tầng tầng lớp lớp trong tổ chức phải sống và thể hiện những giá trị đó. Đừng chỉ nói nhưng không làm theo, hoặc chỉ truyền thông bên ngoài mà bên trong nội bộ chưa thấy.
  3. Belong – Thuộc về: khi đã tin và thể hiện trong cả tổ chức, tự nhiên nhân viên và ứng viên sẽ cảm thấy bản thân thuộc về tổ chức. Doanh nghiệp nên tổ chức những hoạt động gắn kết nhân viên như:
    • Teambuilding nhưng không phải chỉ là hoạt động vui vẻ ngoài trời mà là chương trình phải gắn liền với chiến lược của công ty.
    • CSR nhưng không phải là một vài lần tài trợ hay từ thiện nhưng là một chiến lược dài hạn gắn liền với chiến lược chung.
    • “Startup inside of Corporate” là những chương trình vừa để kết nối các phòng ban, vừa giữ chân nhân viên và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho doanh nghiệp
  4. Be Brand Ambassador – Trở thành Đại sứ Thương hiệu: khi nhân viên đã tin vào một giá trị thật, thể hiện giá trị đó mỗi ngày và cảm thấy thuộc về tồ chức, thì họ chính là những đại sứ cho thương hiệu của nhà tuyển dụng.

Cảm ơn Anh vì những chia sẻ thật hữu ích. Chúc Anh thật nhiều sức khoẻ!

Với sự nhìn nhận đúng đắn từ lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của hoạt động Employer Branding nói chung và những giá trị thiết thực từ công cụ Tiếp thị Truyền miệng (WOMM) mang lại, thị trường lao động hứa hẹn sẽ xuất hiện nhiều chiến dịch truyền thông có ảnh hưởng lớn với nhiều hướng tiếp cận mới trong thời gian sắp tới. Mong rằng những Anh Chị đang chịu trách nhiệm trên chiến lược Employer Branding sẽ tiếp tục lắng nghe để thấu hiểu đúng nhu cầu của đối tượng nhân tài mục tiêu, cũng như cởi mở đón nhận những xu hướng truyền thông mới để xây dựng được kế hoạch hiệu quả phù hợp với thị trường Việt Nam.

Interviewed by Thắng HuỳnhTalent Brand Vietnam

Tham gia cộng đồng Employer Branding trên Linkedin và Facebook để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích qua link sau: 

Group Linkedin: http://bit.ly/3bGVAIp

Group FB: http://bit.ly/EmployerBrandingVN

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776. 

Có thể bạn quan tâm:

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC