Một trong các tiêu chí được đánh giá là ưu tiên của doanh nghiệp trong năm 2021 chính là văn hóa lấy nhân viên làm trung tâm (Employee-centric). Triết lý tập trung tối ưu hóa trải nghiệm làm việc của mỗi cá nhân xuyên suốt hành trình nhân viên, giúp họ duy trì mối quan hệ bền vững với tổ chức và tạo dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng tốt đẹp, thu hút.
Vậy làm sao để doanh nghiệp xây dựng văn hóa và duy trì môi trường làm việc như vậy? Bài viết sau đây sẽ cho bạn lời giải đáp qua việc giới thiệu 5 yếu tố then chốt cấu thành nên văn hóa của tổ chức lấy người lao động làm trung tâm.
Có thể bạn quan tâm
- Culture Marketing & hướng dẫn triển khai cho Employer Branding
- 4 cách đo lường mức độ gắn kết nhân viên để nâng cao trải nghiệm nhân viên
- Nghệ thuật từ chối ứng viên tinh tế và đảm bảo tốt trải nghiệm
1. Thấu hiểu insight – mong muốn của nhân viên
Thực hiện khảo sát
Trước hết, để đáp ứng được những điều nhân viên mong muốn, nhà quản lý cần biết được nhu cầu hiện tại của họ là gì. Các cuộc khảo sát sẽ tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ những gợi ý mà họ cho rằng sẽ giúp nâng cao trải nghiệm làm việc, đồng thời mang lại cảm giác được quan tâm và lắng nghe từ tổ chức. Để nhân đôi cảm giác tích cực này, nhà quản lý hãy chọn lọc và bắt tay ngay vào công cuộc hiện thực hóa.
Tổ chức làm việc linh hoạt
Dịch bệnh Covid-19 khiến hình thức làm việc linh hoạt trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại – khi nhân viên đã quen với hình thức làm việc này, họ bắt đầu đề cao và có nhu cầu về một môi trường làm việc được cá nhân hóa. Nói cách khác, một thời gian biểu và không gian làm việc linh hoạt là điều một số doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân viên để tối ưu hóa trải nghiệm và năng suất của họ. Đổi lại, nhân viên cần đảm bảo công việc luôn đạt tiến độ để duy trì lòng tin với nhà quản lý. Tìm hiểu thêm về các hình thức làm việc linh hoạt và cách tối ưu hóa chúng qua bài viết: Xu hướng làm việc linh hoạt sau đại dịch – Rào cản và cách tối ưu hóa
Xây dựng truyền thông kết nối
Ngoài ra, với các nhân viên đang làm việc từ xa, nhu cầu được kết nối với tổ chức, với đồng nghiệp hay còn là với cộng đồng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả, giúp xóa mờ đi những khoảng cách giữa nhân viên với tập thể, đồng thời lan tỏa những thông điệp tích cực đến với nhân viên là vô cùng cần thiết.
Các chủ đề truyền thông thu hút sự quan tâm của nhân viên trong thời điểm hiện tại mà doanh nghiệp có thể tham khảo để khai thác bao gồm:
- Các thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Cách thức tối ưu hóa làm việc từ xa.
- Các hoạt động đào tạo, phát triển bản thân.
- Cập nhật thông tin về tình hình cộng đồng, xã hội, dịch bệnh Covid-19.
- Các hoạt động gắn kết tập thể.
- Các hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn.
Nếu doanh nghiệp của bạn còn đang băn khoăn, muốn đầu tư triển khai hiệu quả các hoạt động duy trì kết nối với đội ngũ nhân tài nhưng không có đủ nguồn lực hay chưa có nhiều ý tưởng, dịch vụ sản xuất Content Bundle từ Talent Brand chính là giải pháp dành cho bạn.
Tự hào là đơn vị đối tác của rất nhiều doanh nghiệp đến từ 20+ lĩnh vực ngành nghề khác nhau tại Việt Nam, gói dịch vụ này từ Talent Brand sẽ giúp tổ chức xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng thêm lòng yêu mến và gắn kết của nhân viên hiện tại trong công ty mà còn duy trì kết nối bền vững, và tạo ấn tượng tốt đẹp, thu hút những nhân tài tiềm năng đến với tổ chức.
Để tìm hiểu chi tiết về các gói dịch vụ và cách thức đăng ký, Quý Anh Chị vui lòng xem tại: Gói dịch vụ truyền thông trên Facebook
2. Đầu tư, phát triển năng lực nhân viên
Như đã đề cập ở phần trên, việc được phát triển năng lực là một trong những nhu cầu của nhiều nhân viên. Đồng thời, đây cũng là yếu tố khiến thương hiệu nhà tuyển dụng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các ứng viên trẻ. Sau đây là những cách doanh nghiệp có thể tham khảo để tổ chức đào tạo cho nhân viên hiệu quả:
Tổ chức Mentoring
Mentoring (cố vấn) đại diện cho một mối quan hệ mang tính phát triển, trong đó, Mentor (người cố vấn) giám sát và hỗ trợ sự phát triển công việc của Mentee (người được cố vấn) thông qua các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý,…
Ở đây, nhà quản lý hoặc một nhân viên dày dặn kinh nghiệm hơn trong công ty đó thể sắm vai một Mentor để kèm cặp, đào tạo một nhân viên hậu bối dưới vai trò là một Mentee. Từ đó, Mentor truyền tải những kinh nghiệm quý báu, hoàn hiện các kỹ năng cốt lõi và nâng cao chuyên môn cho Mentee, phục vụ công việc hiện tại của nhân viên cũng như xây dựng nền tảng cho sự phát triển lâu dài của họ.
Định kỳ tổ chức đào tạo nội bộ tổng thể
Đào tạo nội bộ tổng thể là hình thức đào tạo tập trung cho toàn bộ nhân viên doanh nghiệp của bạn trong một thời gian ngắn có thể với sự tham gia của các tác nhân bên ngoài (các chuyên gia tư vấn, dịch vụ đào tạo,…).
Việc đào tạo có sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài này sẽ giúp nhân viên có những góc nhìn mới mẻ và cập nhật được những xu hướng đang diễn ra trên thị trường từ đó xây dựng doanh nghiệp theo hướng cạnh tranh và đột phá hơn.
Xây dựng văn hóa đọc tại nơi làm việc
Sách vở cũng chính là những người thầy. Hãy xây dựng văn hóa đọc tại nơi làm việc, giới thiệu và cung cấp cho nhân viên những đầu sách có liên quan đến công việc hiện tại của họ.
Nhà quản lý nên tạo thói quen đọc sách cho tập thể, để nhân viên cùng nhau đọc, sau đó có thể đề xuất họ tóm tắt lại nội dung, tổ chức các buổi họp mặt thuyết trình trước tập thể hay thậm chí viết thành các bài báo nội bộ, phát triển dần đến khi nó trở thành một nét văn hóa của doanh nghiệp. Đây không chỉ là một hoạt động đào tạo, phát triển nhân viên mà còn là cơ hội để siết gần hơn các mối liên kết tập thể.
Cung cấp những khóa học trực tuyến
Các khóa học đào tạo trực tuyến đến từ nhà quản lý hay các chuyên gia trong ngành, lĩnh vực cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc trong quá trình phát triển nhân sự.
Lợi ích của những khóa học này nằm ở chỗ chúng thường không giới hạn số lần tham dự bài giảng, nhân viên của bạn có thể học tập hay xem lại để ôn tập kiến thức bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu – lợi thế tuyệt vời trong hoàn cảnh làm việc từ xa như hiện tại. Đồng thời, hình thức đào tạo này còn giảm một chi phí khoản chi phí đáng kể cho tổ chức: chi phí đặt lịch giảng viên, chi phí đi lại, tài liệu học tập và cả chi phí thuê địa điểm.
Hai trong các khóa học phù hợp với doanh nghiệp đang muốn đầu tư xây dựng và truyền thông Thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả, Employer Branding 101 và Employer Branding on Social Media sẽ là giải pháp đào tạo phù hợp dành cho bạn. Với sự hướng dẫn của anh Jason Huỳnh – Founder & General Director của Talent Brand – Đối tác tiên phong triển khai Truyền thông Thương hiệu Nhà tuyển dụng tại Việt Nam. Các khóa học sẽ giúp để giúp nhân viên của bạn làm rõ nhiều vấn đề “đắt giá” trong việc xây dựng và truyền thông Thương hiệu nhà tuyển dụng.
Quý Anh Chị vui lòng xem thêm chi tiết khóa học tại:
Employer Branding 101 và Employer Branding on Social Media
3. Tận dụng sự hỗ trợ công nghệ
Để giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân viên, cũng như giúp tối đa hóa hiệu quả làm việc của họ, công nghệ là một trong những trợ thủ mà doanh nghiệp nên tận dụng triệt để. Nhất là khi làm việc từ xa, những ứng dụng theo dõi, chăm sóc sức khỏe, ứng dụng duy trì tập trung hay các ứng dụng quản lý tác vụ luôn là những điều nhân viên văn phòng tìm kiếm. Xem ngay bài viết Giải pháp 4.0 nâng cao trải nghiệm làm việc từ xa cho nhân viên để có được những gợi ý hữu ích giúp cải thiện trải nghiệm làm việc của nhân viên bạn nhờ sự giúp sức của các ứng dụng công nghệ hữu ích.
4. Thúc đẩy nền văn hóa ra quyết định dựa trên dữ liệu
Văn hóa dữ liệu (Data-driven) được tạo thành từ những người tư duy phản biện, những người thúc đẩy việc ra quyết định dựa trên dữ liệu ở mọi cấp độ của tổ chức. Khi mọi nhân viên có dữ liệu họ cần để xử lý công việc của mình tốt hơn, nhanh hơn, toàn bộ tổ chức sẽ gặt hái được thành quả — sự “mượt mà” trong các quy trình hoạt động doanh nghiệp, sự kết nối giữa nhân viên ở các bộ phận, và như một lẽ tất nhiên, điều này sẽ đồng thời dẫn tới sự hài lòng của khách hàng và đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Ở một khía cạnh khác, trong Văn hóa dữ liệu, mọi người ưu tiên dữ liệu hơn trực giác, điều này góp phần tạo nên sự công bằng, minh bạch trong việc đánh giá các nhân viên trong tổ chức cũng như trong việc tuyển dụng nhân sự.
5. Đổi mới cách thức lãnh đạo mới
Để hình thành nên văn hóa lấy nhân viên làm trung tâm trong kỷ nguyên hình thức làm việc linh hoạt “lên ngôi”, nhà lãnh đạo cũng cần đổi mới cách quản lý nhân sự để “truyền lửa” cho tập thể của mình vượt qua những khó khăn phát sinh từ hình thức làm việc mới này:
Trước hết, lãnh đạo hiện nay hướng đến việc tạo điều kiện hợp tác hơn là giám sát nhân viên. Không chỉ là “sếp”, nhà quản lý nên là một người tư vấn, một người bạn thân thiết, quan tâm đến các vấn đề nhân viên gặp phải và kịp thời hỗ trợ họ.
Tiếp đến, trong bối cảnh làm việc từ xa như hiện tại, nhà quản lý cũng đổi mới cách tuyển dụng, chuyển định hướng sang tìm kiếm những nhân viên tận tâm trong công việc, có khả năng sử dụng tốt các công cụ số hóa để làm việc trực tuyến với đồng nghiệp hoặc khách hàng, bền bỉ và có ý thức tự chủ.
Trao quyền là điều nhà quản lý hiện đại cần chú trọng. GenZ – lực lượng lao động trẻ với tư duy độc lập cùng bầu nhiệt huyết sáng tạo đang từng bước chiếm một lượng lớn nguồn nhân lực trên thị trường lao động. Dựa trên đặc trưng thế hệ, họ dễ dàng bị thu hút bởi một Thương hiệu nhà tuyển dụng tôn trọng và tạo điều kiện giúp họ thoải mái thể hiện bản thân. Vì vậy, nhà quản lý cần tăng cường trao quyền và sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới mẻ từ thế hệ nhân tài đầy tiềm năng này. Điều này sẽ xúc tác nhiều đột phá cho doanh nghiệp và tối ưu hóa trải nghiệm làm việc cho nhân viên trẻ.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhà quản lý cần đặt ra những phần thưởng xứng đáng để kích thích hứng thú trong công việc của nhân viên. Những phần thưởng hay món quà nhỏ như voucher mua sắm, tiệc khen thưởng khi nhân viên đạt chỉ tiêu đề ra… có thể mang lại hiệu quả không ngờ. Hãy nhớ rằng, nếu nhân viên của bạn cảm thấy được coi trọng, họ hết lòng vì công ty và gắn bó lâu dài với tổ chức.
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về việc tìm kiếm 1 đối tác cập nhật các xu hướng mới, đồng hành cùng doanh nghiệp sáng tạo, tối ưu hóa các chiến lược truyền thông nhân sự, hãy liên hệ ngay Talent Brand để được tư vấn và hỗ trợ.
Tham khảo: AIHR Academy
Chuyển thể: Hồng Duyên – Talent Brand Vietnam
Talent Brand là đơn vị tiên phong tư vấn và triển khai Employer Branding tại Vietnam với kinh nghiệm hỗ trợ thu hút và gắn kết nhân tài cho nhiều doanh nghiệp từ hơn 20 lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Mọi nhu cầu liên quan đến Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding), Tiếp thị Tuyển dụng (Recruitment Marketing), hoặc sản xuất các ấn phẩm sáng tạo, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.