fbpx

Chính sách Nhân sự trong đại dịch – cuộc sát hạch gắt gao Thương hiệu Nhà tuyển dụng

Subscribe on LinkedIn

Chính sách Nhân sự trong đại dịch – cuộc sát hạch gắt gao Thương hiệu Nhà tuyển dụng

Nhiều startup phải dừng cuộc chơi, nhiều doanh nghiệp phải hy sinh chuyện làm thương hiệu để lo sống còn, và không ít tập đoàn lớn phải giật mình xem lại những giá trị cốt lõi có còn tồn tại hay không.

Thương hiệu Nhà tuyển dụng (Employer Branding) là khái niệm được ra đời từ các nước Châu Âu hơn 20 năm trước và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong vài năm gần đây như một phần không thể thiếu trong chiến lược thu hút, gắn kết và giữ chân nhân tài của một doanh nghiệp. Thương hiệu Nhà tuyển dụng cũng đang là xu hướng được các chủ doanh nghiệp quan tâm đầu tư để chiến thắng trong cuộc chiến nhân tài hiện nay. 

Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng Thương hiệu Nhà tuyển dụng đơn thuần chỉ là những nỗ lực đánh bóng tên tuổi bề ngoài với những câu khẩu hiệu kêu gọi thật hào hùng cùng nhiều phúc lợi hấp dẫn nhân tài. 

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên diện rộng như một thực tế không ai mong đợi đã loại bỏ mạnh mẽ kiểu làm thương hiệu nông cạn như vậy và cách doanh nghiệp đối xử với người lao động thông qua các chính sách Nhân sự lúc này mới thực sự phản ánh được giá trị thương hiệu có thật sự bền vững hay không.

Cụ thể, tính bền vững của một Thương hiệu Nhà tuyển dụng có thể được thẩm định qua phản ứng của hai nhóm nhân vật chính chịu ảnh hưởng trực tiếp trong những ngày qua, đó là chủ doanh nghiệp và người lao động.
Thứ nhất, câu hỏi tiên quyết được đặt ra với chủ doanh nghiệp trong đại dịch này chính là: yếu tố con người có phải trên hết?
Theo Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế do Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện, trong 2 tháng đầu năm 2020 có 16,151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 2,807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, và 63.3% doanh nghiệp được khảo sát ước tính bị giảm sút hơn 50% doanh thu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

Những áp lực về dòng tiền và lịch trình bận rộn để xử lý khủng hoảng đã chi phối tâm trí nhiều chủ doanh nghiệp khiến họ không còn ưu tiên giá trị nhân văn được tuyên bố từ ban đầu trong bộ tôn chỉ của công ty. Bên cạnh đó, vẫn có những doanh nghiệp thể hiện rõ nét hơn văn hóa “People First – Con người là trên hết” qua những chính sách thiết thực để hỗ trợ người lao động vượt qua đại dịch. 

Ví dụ như Google đã thành lập quỹ để chi trả tiền phép nghỉ ốm cho nhà thầu hoặc lao động thời vụ không thể làm việc do cách ly, Apple cung cấp chính sách nghỉ ốm không giới hạn cho nhân viên bán lẻ, hay Facebook cam kết vẫn trả lương cho nhân viên dự phòng bị ảnh hưởng. 

Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đến nhân viên bằng cách nhanh chóng triển khai hệ thống học trực tuyến và chương trình khuyến khích học tập từ xa để hỗ trợ nhân viên phát triển bản thân trong những ngày giãn cách xã hội; truyền thông nội bộ cũng được tăng cường để hỗ trợ nhân viên chăm sóc sức khỏe thể chất cũng như tinh thần bằng nhiều chương trình thiết thực trên nền tảng công nghệ.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khác phải đi đến quyết định cắt giảm nhân sự thì giá trị tôn trọng những người nhân viên luôn gắn bó cùng tổ chức được thể hiện qua nhiều nỗ lực khác nhau, như chính sách vay tiền lương nhân viên, cho nhân viên giảm giờ làm, chi trả lương trễ theo từng phần… hoặc thậm chí đứng trước quyết định nặng lòng nhất là kết thúc hợp đồng lao động, doanh nghiệp vẫn cố gắng giải quyết thấu tình đạt lý nhất có thể.

Thương hiệu nhà tuyển dụng phải đi từ bên trong với những giá trị doanh nghiệp không thể đánh đổi ngay cả khi đứng trước nguy cơ tồn vong. Những chính sách Nhân sự trong đại dịch dù nhỏ hay lớn sẽ phản ánh được thực tế doanh nghiệp có đang sống với những giá trị cốt lõi được treo trong văn phòng hay không.

Ở khía cạnh người lao động thì sao? Họ sẽ phản ứng ra sao trước thách thức mà doanh nghiệp đang trải qua cùng với những áp lực bản thân phải lo lắng? Đáp án của câu hỏi này sẽ bổ sung thêm cho chúng ta góc nhìn khác để thẩm định độ khỏe của một Thương hiệu Nhà tuyển dụng.

Tính đến giữa tháng 4, cả nước có gần 5 triệu người lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên do ảnh hưởng dịch Covid-19. Số người lao động thất nghiệp trong quý 1 năm nay khoảng 1,1 triệu người, tăng nhanh so với quý trước, theo Tổng cục Thống kê.

Đối với những nhân viên mà công việc ít bị chịu ảnh hưởng, sự gắn kết cùng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn là bằng chứng của một tình yêu thật sự vượt trên mối quan hệ làm công ăn lương. 

Thay vì thái độ ở lại vì không còn nơi nào khác để đi, nhân viên tại nhiều doanh nghiệp đã góp sức chung tay cùng lãnh đạo bằng cách dùng tài khoản mạng xã hội cá nhân để bán hàng và giao hàng trực tiếp khi chuỗi cửa hàng phải đóng cửa; một số khác tự nguyện nộp đơn “xin không nhận lương” để giảm bớt phần nào áp lực chi phí; hoặc xung phong gánh thêm trách nhiệm vì cắt giảm nhân sự.

Đặc biệt với nhóm nhân viên không may phải ngưng hợp đồng lao động trong đại dịch, chính cách đối xử của doanh nghiệp sẽ quyết định những cựu nhân viên sẽ chia sẻ gì về nơi mình từng gắn bó.

Nhận định đó có thể được nhìn thấy qua cách quản lý thông báo quyết định thôi việc, cách bộ phận Nhân sự xử lý quy trình nghỉ việc, sự quan tâm chân thành nhân viên dành cho nhau như những người bạn dù không còn làm chung, hoặc qua cách quản lý nỗ lực đi tìm việc mới cho cựu nhân viên của mình. 

Đối với một Thương hiệu Nhà tuyển dụng, không có gì quý giá hơn là chính cựu nhân viên của mình chia sẻ: “Đó là một nơi làm việc tuyệt vời, tuy chưa thể đi tiếp cùng nhau nhưng nếu có cơ hội, tôi vẫn mong muốn được quay trở về.”

Xin trích lời doanh nhân tỷ phú Mark Cuban vừa chia sẻ trên tạp chí CNBC để tạm kết cho chủ đề này: “Cách một doanh nghiệp đối xử với nhân viên trong đại dịch có thể định nghĩa thương hiệu của doanh nghiệp đó nhiều thập kỷ!” 

Đại dịch xảy ra là điều không ai mong muốn, nhưng có thể nói đây cũng là bài sát hạch gắt gao mà qua đó người lao động có thể đánh giá lại những lời hứa mà doanh nghiệp vẫn thường truyền thông đến ứng viên và nhân viên của mình. 

Talent Brand Vietnam

Tham gia cộng đồng Employer Branding trên Linkedin và Facebook để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích qua link sau: 

Group Linkedin: http://bit.ly/3bGVAIp

Group FB: http://bit.ly/EmployerBrandingVN

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776. 

Có thể bạn quan tâm:

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC

Employer Branding Academy

Xây dựng nền tảng kiến thức hoàn chỉnh về Employer Branding