fbpx

Employer Branding tại Việt Nam: Thách thức & lưu ý để thành công

Subscribe on LinkedIn

Khái niệm “Employer Branding” (Thương hiệu nhà tuyển dụng) đang được rất nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm tìm hiểu và đây cũng là đề tài thường xuyên được lựa chọn trong các hội thảo chuyên đề dành cho những người làm Nhân Sự tại Việt Nam, đặc biệt là làm Employer Branding cho Millennials tại Việt Nam (có năm sinh từ 1980 đến 1995).

Liên quan đến chủ đề này, Talent Brand đã có dịp trao đổi cùng Anh Robert Trần – Tổng giám đốc Tập đoàn ROBENNY tại Châu Á, Mỹ và Canada, với hơn 20 năm cố vấn cấp cao cho các tập đoàn toàn cầu và hơn 10 năm tư vấn – đào tạo chiến lược Employer Branding cho các chủ doanh nghiệp trên nhiều quốc gia khác nhau.

Anh Robert Trần – Tổng giám đốc Tập đoàn ROBENNY tại Châu Á, Mỹ và Canada

Thưa Anh, được biết rằng khái niệm về Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng (Employer Brand) đã ra đời rất lâu tại Mỹ và Canada, sau đó bắt đầu được phát triển trên toàn cầu những năm gần đây. Theo kinh nghiệm của Anh qua quá trình tư vấn cho các đối tác thì nhận thức của các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam hiện tại về khái niệm này như thế nào?

Employer Brand đã được hình thành từ rất lâu và nhiều doanh nghiệp bên Mỹ cũng như Canada đã áp dụng nhưng đến năm 2005 thì khái niệm này mới được định nghĩa rõ ràng và được phát triển phổ biến trên toàn cầu qua các chương trình đào tạo bài bản. Theo quan sát của tôi, nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn bị nhầm lẫn giữa các khái niệm rất khác nhau là Corporate Brand (Thương Hiệu Tập Đoàn), Product Brand (Thương Hiệu Sản Phẩm) và Employer Brand (Thương Hiệu Nhà Tuyển Dụng).

Nếu hiểu Brand là tổng hợp những đặc tính vô hình và hữu hình, thì Product Brand là những đặc tính để phân biệt một sản phẩm hoặc dịch vụ trong lòng khách hàng, Corporate Brand là những đặc tính để phân biệt một tổ chức với những tổ chức khác và có phạm vi rộng hơn Product Brand.

Employer Brand thì khác, đó là những đặc tính của doanh nghiệp với tư cách một nhà tuyển dụng và hướng đến đối tượng là người lao động hiện tại (nhân viên) cũng như tương lai (ứng viên).

Trong các giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp, Anh nghĩ khi nào là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp nên tập trung vào làm chiến lược Employer Branding?

Gọi là chiến lược nghe có vẻ to tát vì thực tế tôi thấy rằng chủ doanh nghiệp và các quản lý vẫn đang làm công việc Employer Branding hằng ngày dù chưa ai đặt tên. Công việc đó được thể hiện rất rõ qua giá trị theo đuổi của doanh nghiệp, qua cách họ vận hành văn hoá doanh nghiệp, qua những chương trình chính sách nhân sự dành cho nhân viên…

Làm Employer Branding cũng tương tự như quảng bá thương hiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ, đều phải đồng bộ với Thương Hiệu Tập Đoàn (Corporate Brand). Điều này có nghĩa là để bắt đầu làm Employer Branding, doanh nghiệp phải tìm ra được EVP: Điểm chung của nhà tuyển dụng và ứng viên, là điểm khác biệt mà nhà tuyển dụng có thể thu hút được ứng viên đến với mình và giữ chân họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Tham khảo: Employee Value Proposition – EVP là gì?

Trong thực tế tại doanh nghiệp của bạn, nếu như ban lãnh đạo và nhân viên vẫn đang thể hiện những giá trị đó mỗi ngày rồi thì việc cần làm của bộ phận phụ trách Employer Branding là nên ghi nhận, cụ thể hoá và chuyển thành kế hoạch áp dụng trong những hoạt động khác nhau để thu hút và giữ chân nhân tài.

Liên quan đến Employer Branding, hiện đang có hai cách giải thích khác nhau về EVP là Employer Value Proposition hoặc Employee Value Proposition, vậy theo Anh, EVP nên được hiểu thế nào và có vai trò quan trọng ra sao trong chiến lược Employer Branding?

Theo tôi, cả hai cách giải thích này đều chính xác vì trong thực tế khi đề cập đến EVP, các chuyên gia trong ngành đều hiểu chữ “E” ở đây mang ý nghĩa cho cả Employer (Nhà tuyển dụng) và Employee (Người lao động). Cũng có một số chuyên gia đề xuất chỉ nên dùng cụm từ Value Proposition trong Employer Branding, và chúng ta tự hiểu rằng Value Proposition là điểm chung giữa Employer và Employee.

Hiểu một cách đơn giản, trong kinh doanh chúng ta cần tìm ra được Value Proposition of Product (Giá trị định vị của sản phẩm): nghĩa là sản phẩm của bạn có điểm gì riêng biệt làm hấp dẫn người mua và cũng là điểm chung với những gì khách hàng đang tìm kiếm, đây là cốt lõi dẫn đến quyết định mua hàng. Trong Employer Branding cũng tương tự như vậy, EVP chính là cốt lõi của chiến lược Employer Branding và là nguyên liệu (WHAT) quyết định đến chiến lược truyền thông (HOW).

EVP chính là cốt lõi của chiến lược Employer Branding

Ví dụ tại một công ty sản xuất ứng dụng trò chơi, môi trường của họ luôn thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, thoải mái và tập trung vào những ý tưởng mới, nhưng nếu đưa giá trị này ra thị trường lao động đã đủ khác biệt và thu hút chưa? Để thật sự khác biệt và thu hút, doanh nghiệp phải xác định nhóm ứng viên mình muốn tập trung hướng đến là ai, họ có đặc điểm gì, mong đợi nhận được gì khi đi làm, và doanh nghiệp có thể tiếp cận họ qua kênh nào?… Khi hiểu được mong đợi của nhóm ứng viên này, kết hợp với những giá trị đang có của doanh nghiệp, chúng ta sẽ tìm ra được điểm gặp nhau của employer và employee, cũng chính là Value Proposition của doanh nghiệp.

Theo kinh nghiệm tư vấn của Anh, để làm thành công Employer Branding, doanh nghiệp nên lưu ý những điểm nào?

Có ba điểm chúng ta cần phải lưu ý để triển khai thành công Employer Branding.

Thứ nhất, chủ doanh nghiệp và các quản lý phải có nhìn nhận đúng rằng chiến lược Employer Branding cực kỳ quan trọng và cũng giống như Chiến Lược Sản Phẩm, phải luôn đồng bộ với Thương Hiệu Tập Đoàn (Corporate Brand).

Thứ hai, người phụ trách về Employer Branding phải chứng minh được lợi ích mang lại cho doanh nghiệp từ Employer Branding bằng con số rõ ràng qua các chỉ tiêu như chi phí tuyển dụng giảm, chất lượng tuyển dụng tăng, tỷ lệ nghỉ việc giảm, … Tất cả mọi khoản đầu tư đều phải có lợi nhuận mang về (ROI).

Lưu ý thứ ba cũng dành cho người làm Employer Branding. Bạn phải nắm rất rõ định hướng của doanh nghiệp, đồng thời cũng phải có hiểu biết cơ bản về Marketing, từ đó lên kế hoạch rõ ràng bài bản cho Employer Branding cũng cụ thể như khi lên kế hoạch quảng bá thương hiệu cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện nay khi nói về Employer Branding hay EVP, gần như các bạn làm Nhân Sự nào cũng biết đó là gì, hiểu và nghĩ là dễ nhưng khi bắt tay vào làm thì còn rất nhiều bạn chưa biết làm thế nào.

Hiện nay trong doanh nghiệp, Gen Y là nhóm nhân viên có ảnh hưởng lớn và được quan tâm nhiều nhất. Anh có gợi ý gì để giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả kế hoạch truyền thông Employer Branding cho Millennials?

Theo kinh nghiệm tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, Tập Đoàn ROBENNY rút ra những điểm mà Millennials (Gen Y) quan tâm khi đi làm (xếp theo thứ tự ưu tiên giảm dần) như sau:

  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp
  • Mức lương cạnh tranh
  • Đào tạo và phát triển
  • Các chế độ lợi ích và phúc lợi (ngoài lương)
  • Được luân chuyển công tác dễ dàng
  • Cơ hội làm việc nước ngoài
  • Đạo đức trong công việc
  • Giá trị doanh nghiệp phù hợp với giá trị cá nhân
  • Tên tuổi của người lãnh đạo hoặc thành công của nhân viên
  • Danh tiếng của công ty trên thị trường lao động (Employer Brand)

Từ kết quả này chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: Millennials mong muốn tìm kiếm một giá trị thật tại một nơi mà họ có thể được cống hiến hết mình.

Vì vậy, kế hoạch truyền thông Employer Branding cho Millennials nên đi cùng với những thấu hiểu đó để có thể thu hút được họ. Nếu doanh nghiệp chỉ vẽ ra những giá trị không chân thực, hão huyền hoặc ru ngủ với những thành công nhỏ đạt được hiện tại mà thiếu những thách thức tương lai chắc chắn sẽ không thu hút được những nhân tài thế hệ này.

Có thể bạn quan tâm: 7 điều thế hệ Z tìm kiếm ở Thương hiệu tuyển dụng hiện đại

Chân thành cảm ơn Anh và chúc Anh thật nhiều sức khoẻ!

Từ những chia sẻ của Anh Robert Trần qua kinh nghiệm tư vấn thực tế toàn cầu, chúng ta có thể thấy rằng làm Employer Branding lúc này là điều tiên quyết trong cuộc chiến nhân tài. Và để làm tốt chiến lược này, người làm Nhân Sự nên hiểu biết sâu sắc về Corporate Brand của doanh nghiệp, tự trang bị cho mình nền tảng Marketing, từ đó lên kế hoạch triển khai một cách bài bản với mong đợi rõ ràng, cũng như phải luôn luôn lắng nghe để thấu hiểu mong đợi của đối tượng nguồn nhân tài mà doanh nghiệp đang hướng đến.

* Mọi hình ảnh được cung cấp bởi Anh Robert Trần.

Thắng Huỳnh | Talent Brand Vietnam

Tham gia cộng đồng Employer Branding trên Linkedin và Facebook để cùng thảo luận về những chủ đề hấp dẫn và cập nhật thông tin hữu ích qua link sau: 

Group Linkedin: http://bit.ly/3bGVAIp

Group FB: http://bit.ly/EmployerBrandingVN

Mọi nhu cầu tư vấn và triển khai Thương hiệu nhà tuyển dụng tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776. 

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC