fbpx

7 lưu ý không thể bỏ qua khi viết tin tuyển dụng thu hút nhân tài

Subscribe on LinkedIn

Tương tự như việc nhà tuyển dụng xem xét hàng chục hoặc hàng trăm bản CV, mỗi ứng viên có thể đang tìm hiểu về rất nhiều công ty và cơ hội việc làm. Và tin tuyển dụng của bạn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định nộp đơn của họ. Vì vậy, làm thế nào để tin tuyển dụng của chúng ta đủ nổi bật và dễ tiếp cận đến ứng viên?

Cùng Talent Brand khám phá bảy lưu ý quan trọng dưới đây về cách viết một tin tuyển dụng thú vị, và dễ dàng áp dụng để “xuất bản” những bài đăng nổi bật, giúp bạn nhanh chóng tìm ra nửa kia lý tưởng cho “chiếc ghế trống” nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1. Hiểu rõ sự khác biệt giữa bài đăng công việc và mô tả công việc (job posting vs. job description)

Một trong những sai lầm cơ bản mà nhiều nhà tuyển dụng mắc phải là chỉ cần lấy mô tả công việc và đăng y nguyên lên mạng như một tin tuyển dụng. Vấn đề đáng xem xét của phương pháp này là bạn đang lấy một tài liệu chủ yếu được sử dụng cho các mục đích nội bộ (tổ chức và đánh giá hiệu suất) để truyền thông cho đối tượng bên ngoài.

Một mô tả công việc bao gồm một danh sách chi tiết các trách nhiệm và yêu cầu ở ứng viên để thành công trong một vị trí cụ thể. Trong khi đó, một bài đăng công việc (job posting) là một công cụ marketing cung cấp bức tranh toàn cảnh về vị trí đó và lý do nên gia nhập công ty bạn. Tin tuyển dụng cần phải thu hút ứng viên và khuyến khích họ nộp đơn cho vị trí mở tuyển. Vì thế, bên cạnh việc phác thảo các kỹ năng và nhiệm vụ cần thiết cho một vị trí, bạn còn phải lựa chọn văn phong phù hợp, ngôn từ thu hút, đặt tiêu đề sao cho “bắt mắt” và thêm thắt nhiều yếu tố khác (văn hóa doanh nghiệp, triển vọng nghề nghiệp,…) để bài đăng đảm bảo có điều bạn cần và các giá trị mà ứng viên có thể nhận.

Sự khác biệt giữa Job posting và Job description.

2. Sử dụng tiêu đề công việc (job title) truyền thống

Một số công ty tạo ra các tiêu đề độc – lạ – vui nhằm tạo sự khác biệt hoặc thể hiện sự phá cách trước những danh xưng truyền thống. Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng các tiêu đề như “Marketing Ninja”“Data Guru” trong các job posting trực tuyến, thì có thể bạn đã bỏ lỡ cơ hội tiếp cận nhiều ứng viên tiềm năng hơn.

Không thể phủ nhận rằng các loại tiêu đề này sẽ kích thích ứng viên hơn và gián tiếp khẳng định đây là một nơi làm việc thú vị, thân thiện. Tuy nhiên, lợi thế trên chỉ lý tưởng khi tin tuyển dụng đã tiếp cận được với ứng viên. Đa số người tìm kiếm việc đều tìm kiếm bằng các tiêu đề như “Chuyên viên Marketing” hoặc “Chuyên viên phân tích dữ liệu”. Điều đó có nghĩa là bài đăng của bạn sẽ khó có khả năng xuất hiện trên trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP) của họ.

Các tiêu đề công việc không rõ ràng, không phổ biến gây bất lợi cho tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm và các trang web liệt kê nghề nghiệp sử dụng các thuật toán để giúp chọn kết quả tìm kiếm phù hợp nhất. Khi ứng viên tìm kiếm việc làm, các tiêu đề khó hiểu hoặc không chuẩn sẽ được liệt kê thấp hơn trong kết quả, hoặc hoàn toàn không.

Vì thế, hãy sử dụng một tiêu đề công việc truyền thống để ứng viên dễ hiểu và có thể dễ dàng tìm thấy qua các kênh khác nhau. Từ đó, bạn vừa nhận được nhiều CV đổ về hơn, vừa nâng cao thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp với độ phủ sóng đến ứng viên rộng hơn.

3. Hạn chế biệt ngữ, từ sáo rỗng và tiếng lóng

Nếu bạn đang tuyển dụng cho một công việc mà bạn không thực sự hiểu tỏ tường với các từ ngữ chuyên biệt, từ chuyên ngành phức tạp, tận dụng biệt ngữ và các từ sáo rỗng sẽ dễ dàng hơn cho bạn. Tuy nhiên, sử dụng tràn lan các từ ngữ không cần thiết, mơ hồ hoặc không trang trọng trong các job posting không khác gì việc tự mình thổi tắt cơ hội “săn mồi” khi ứng viên đã tiếp cận và quan tâm về bài viết.

Từ sáo rỗng và tiếng lóng cũng có thể mang ý nghĩa không-thể-lường-trước-được hoặc có cách hiểu khác nhau đối với những cá nhân khác nhau. Ví dụ, “nhịp độ nhanh” có thể được hiểu là “quá nhiều công việc cho quá ít người”, “hãy là vị sếp của chính bạn” sẽ khiến không ít ứng viên nhìn ra viễn cảnh rằng người giám sát của họ sẽ không bao giờ có thời gian tư vấn, hỗ trợ, đào tạo cho họ. Hãy ghi chú thật kỹ rằng, một mô tả công việc với các thuật ngữ, ngôn từ rõ ràng, chính xác, dễ hiểu sẽ loại trừ mọi sự nhầm lẫn của ứng viên về vị trí công việc đó và sự nhận định không chắc chắn về mức độ phù hợp của bản thân.

4. Tránh dùng các từ viết tắt

Trong hầu hết các job posting, nhà tuyển dụng nên tránh sử dụng các từ viết tắt. Trừ trường hợp ngoại lệ là “IT” vì từ viết tắt này được thông hành quá phổ biến trong mọi lĩnh vực và trên toàn thế giới. Các từ viết tắt thông dụng trong nội bộ công ty bạn có thể sẽ không có ý nghĩa, gây khó hiểu và dễ nhầm lẫn cho người ngoài. Chẳng hạn, “IRM” có thể có nghĩa là “Integrated Recruitment Marketing” – “Tiếp thị tuyển dụng phức hợp” với bạn, nhưng cũng có thể có nghĩa là “Information Rights Management” – “Quản trị quyền thông tin” hoặc “Integrated Risk Management” – “Quản trị rủi ro phức hợp” đối với nhiều người khác.

Ngay cả các từ viết tắt chuyên ngành cũng nên hạn chế sử dụng để tăng hiệu quả tìm kiếm và thân thiện với người đọc hơn. Ví dụ, bạn đang tìm kiếm một người có kinh nghiệm về Internal Communication và Corporate Social Responsibility nhưng viết tắt thành InterComms và CSR. Khi ứng viên tiềm năng gõ Internal Communication và Corporate Social Responsibility vào các trang tìm kiếm thì tin tuyển dụng của bạn sẽ được đánh giá có độ tương thích thấp và xuất hiện vị trí chót bảng hoặc lặn mất tăm.

Mặc dù từ viết tắt không có nghĩa là bài đăng của bạn sẽ không được xuất bản, hoặc không thể tìm kiếm được. Nhưng sẽ khó khăn hơn cho các ứng viên tiềm năng để tìm thấy bạn và đồng nghĩa với việc cơ hội “xuất đầu lộ diện” của doanh nghiệp bạn trước ứng viên sẽ thấp hơn đáng kể.

5. “Bán” giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn

Giữa hàng trăm ngàn doanh nghiệp Việt Nam, chưa kể đến cạnh tranh lao động trong khu vực và trên thế giới, tại sao ứng viên nên chọn doanh nghiệp của bạn? Động lực nào thôi thúc họ nộp đơn cho vị trí đó? Những giá trị trọng yếu nào khiến họ muốn gắn bó với công ty?

Để người đi làm nhìn nhận công ty bạn như một lựa chọn phù hợp để gắn bó trên hành trình sự nghiệp, bạn phải tìm câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi trên. Và tất cả đều giao nhau ở một điểm mấu chốt – Thương hiệu Nhà tuyển dụng (Employer Branding) của doanh nghiệp bạn. Hãy thể hiện mình là một nhà tuyển dụng sẵn sàng trao cho nhân viên những giá trị khác biệt, nhất quán của công ty thông qua EVP (Employee Value Proposition) và các thông điệp sáng tạo, gần gũi, sâu sắc được lồng ghép khéo léo vào job posting.

Thương hiệu Nhà tuyển dụng (Employer Branding) thu hút giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ khi viết tin tuyển dụng.

Ví dụ, một ứng viên cho vị trí kế toán thường sẽ đặt kỳ vọng cao được làm việc trong một doanh nghiệp có EVP hoặc Core Values thể hiện yếu tố Công nghệ (Technology) và Chính trực (Integrity). Tại sao là công nghệ – chính trực? Hoạt động kế toán sẽ diễn ra trơn tru, chính xác và nhanh chóng hơn nếu có sự hỗ trợ đắc lực của các hệ thống tự động hóa hiện đại, quy trình tiên tiến. Không những thế, đảm nhận vị trí kế toán trong một công ty minh bạch, rõ ràng sẽ đảm bảo sự an toàn nghề nghiệp, giữ vững đạo đức và sự tín nhiệm của bản thân.

Vì thế, hãy khéo léo thể hiện những giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng từ EVP của bạn để tự tin khẳng định với ứng viên rằng: “Chúng tôi là nơi làm việc tuyệt vời cho sự nghiệp tương lai của bạn”. Nếu bạn cần hỗ trợ xây dựng EVP và phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng, Talent Brand sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp bạn nâng tầm vị thế tuyển dụng.

6. Kiểm tra kỹ chính tả, ngữ pháp và các thiên kiến vô ý

Lỗi tiểu tiết và mô tả công việc không rõ ràng sẽ khiến ứng viên bắt lỗi ngay lập tức và đánh giá sự thiếu chuyên nghiệp của nhà tuyển dụng. Bạn sẽ sẵn sàng ứng tuyển vào một công ty đang tìm kiếm ai đó “capable of ruining an office” -“có khả năng hủy hoại văn phòng” thay vì “capable of runing an office” – “có khả năng vận hành một văn phòng” chứ? Bên cạnh đó, khả năng bạn nộp đơn cho vị trí “Chuyên viên chăn sóc khách hàng” hoặc “Kỹ sư phần nềm” thì sao?

Các ứng cử viên tương lai của bạn cũng thế, họ sẽ bỏ qua liền tay. Lỗi chính tả và sai ngữ pháp làm mất uy tín của công ty bạn và khiến cho vị trí đó khó xuất hiện trong quá trình tìm kiếm. Ngoài ra, tin tuyển dụng của bạn cũng nên tránh những từ ngữ mang tính thiên vị. Ví dụ, hãy ưu tiên sử dụng “ứng viên” hơn là “anh ấy” hay “cô ấy” và tránh đặt các cụm từ thể hiện sự thiên vị giới như: “ưu tiên ứng viên là nữ/nam” vào job posting.

Đừng để các lỗi nhỏ nhặt, không đáng có làm bạn vụt tay đánh mất các ứng viên chất lượng. Hạn chế sai sót nhất có thể nhé và để đảm bảo bạn đã rà soát kỹ càng mọi lỗi lầm, hãy nhờ ít nhất một người trong văn phòng của bạn đọc lại tin tuyển dụng trước khi bạn đăng tải công khai.

7. Đảm bảo độ thân thiện với thiết bị di động

Hầu hết người dùng mạng xã hội hiện nay đều quen với việc sử dụng điện thoại thông minh đa mục đích từ giải trí, giáo dục đến công việc với tần suất thường xuyên trong ngày. Điều này có nghĩa là khả năng cao các ứng viên tiềm năng sẽ đọc tin tuyển dụng của bạn trên thiết bị di động trong khi họ lướt Facebook, LinkedIn, Instagram. Do đó, thân thiện với thiết bị di động đóng một vai trò trọng yếu khi viết job posting.

Những màn hình nhỏ này yêu cầu bạn sử dụng ít từ hơn, đoạn văn ngắn hơn và các thông điệp súc tích hơn. Các bài đăng công việc quá dài sẽ dễ “ăn bơ” vì dễ khiến các ứng viên cảm thấy mệt mỏi khi cuộn và chuyển sang danh sách tiếp theo. Hãy cân nhắc thật cẩn trọng độ dài bài viết, thời gian cuộn càng ngắn thường được đánh giá là càng tốt. Đặc biệt, đừng quên đính kèm một hình ảnh ấn tượng thể hiện các thông điệp chính của bài đăng, thông tin liên hệ và trang web công ty. Ngoài mục đích rõ ràng và bắt mắt, nếu ứng viên lưu hình ảnh để tìm hiểu sau, họ có thể nhận ra đó là công ty nào, cách thức liên hệ ra sao để dễ dàng tìm kiếm lại và nộp đơn. Đây hẳn là một insight không thể bỏ qua để chiêu mộ ứng viên thuộc “hội những người thích lưu ảnh” trên mạng xã hội.

Trên đây là một số mẹo cơ bản về Cách viết một tin tuyển dụng ấn tượng, tuy nhiên, để áp dụng thành công cho chiến lược Employer Branding của doanh nghiệp thì bạn cần trang bị nhiều kỹ năng chuyên nghiệp cùng kinh nghiệm sâu rộng hơn về Cách sáng tạo nội dung nói chung trong tuyển dụng. Nếu bạn vẫn còn đang loay hoay trong quá trình sáng tạo nội dung phù hợp với doanh nghiệp của mình, tham khảo ngay khóa đào tạo Content Writing for HR Professionals từ Talent Brand.

Với sự dẫn dắt của Anh Thắng Huỳnh – Founder & General Director Talent Brand, nhà tư vấn và triển khai dự án Employer Branding và Tiếp thị Tuyển dụng cho hơn 60 doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực cùng kinh nghiệm xây dựng và giảng dạy +60 khóa học khác nhau cho hơn 1000 học viên cả nước, khóa đào tạo hướng đến những mục tiêu sau: 

  • Nhận biết những hình thức và thể loại bài viết thường dùng dành cho các đối tượng nhân tài khác nhau
  • Làm quen và thực hành phương pháp viết ba thể loại nội dung thông thường: bài viết tuyển dụng, bài thông báo doanh nghiệp, và bài chia sẻ môi trường làm việc
  • Xác định tiêu chí đánh giá một bài viết hiệu quả
  • Lựa chọn văn phong phù hợp với định hướng nội dung

Talent Brand là đơn vị tiên phong tư vấn và triển khai Employer Branding tại Vietnam với kinh nghiệm hỗ trợ thu hút và gắn kết nhân tài cho nhiều doanh nghiệp từ những lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Mọi nhu cầu liên quan đến Thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding), Tiếp thị Tuyển dụng (Recruitment Marketing), hoặc sản xuất các ấn phẩm sáng tạo, xin vui lòng liên hệ Talent Brand qua email partner@talentbrand.vn hoặc hotline 0777 556 776.

Related Aritcles

Your Employer Branding Partner.

Your Employer Branding Partner.

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor, Packsimex Building, 52 Dong Du,
Ben Nghe, District 1, HCMC

Say hello

Hotline: 0777 556 776

A team of humans with the insights, technology, and ideas to deliver effective employer branding strategies and creative HR solutions.

Address

First Floor,, Packsimex Building, 52 Dong Du, Ben Nghe, District 1, HCMC